Thế giới

Tháp đồng hồ Big Ben kỷ niệm 100 năm phát sóng tiếng chuông mừng năm mới

ClockChủ Nhật, 31/12/2023 21:22
TTH.VN - Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thủ đô London, Anh vẫn thường đón chờ tiếng chuông quen thuộc từ tháp đồng hồ Big Ben. Đặc biệt, ngày 31/12 năm nay đánh dấu tròn 100 năm ngày tiếng chuông mừng năm mới từ tháp đồng hồ nổi tiếng này được phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới.

Australia và New Zealand là hai trong số những quốc gia đón Năm mới 2024 sớm nhất thế giớiPháp tăng cường an ninh dịp năm mới do mối đe dọa “khủng bố”Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc gửi thông điệp mừng năm mới, kêu gọi đoàn kết và hy vọng

Tháp đồng hồ Big Ben ở thủ đô London được xem là biểu tượng của nước Anh. Ảnh: THX/TTXVN 

Kể từ đêm giao thừa năm 1923, khi kỹ sư A.G. Dryland leo lên mái nhà đối diện trụ sở Quốc hội Anh để ghi lại khoảnh khắc đánh chuông báo hiệu năm mới, việc truyền trực tiếp sự kiện này trở thành truyền thống thường niên và kéo dài đến nay.

Âm thanh không thể lẫn vào đâu được của tháp đồng hồ mang tính biểu tượng này từ lâu đã chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống người dân nước Anh.

Tòa tháp cao 96m, có 4 mặt đồng hồ, mỗi mặt có đường kính 7m và cao 55m. Đây là nơi lưu giữ thời gian của thủ đô Vương quốc Anh từ năm 1859.

Tiếng chuông của tháp đồng hồ Big Ben sẽ vang lên 2 lần mỗi ngày – lúc 6h chiều và 12 giờ đêm, và 3 lần vào Chủ nhật. Tiếng chuông có ý nghĩa rất quan trọngvà sẽ ngân vang vào những dịp đặc biệt đối với người dân Anh.

Ngay cả trong giai đoạn được đưa vào tu sửa (từ 2017 - 2022), đồng hồ Big Ben cũng gióng chuông vào thời điểm Anh rời khỏi Liên minh châu Âu năm 2021 và trong dịp quốc tang của cố Nữ hoàng Elizabeth II năm 2022.

Hoàn thành vào năm 1859, công trình này ban đầu được gọi là Tháp Đồng hồ trước khi được đổi tên thành Tháp Elizabeth vào năm 2012 để tôn vinh cố nữ hoàng.

Thế giới chuẩn bị đón năm 2024

Vào thời khắc này, người dân trên khắp thế giới đang chuẩn bị chia tay năm nóng kỷ lục 2023, khép lại 12 tháng đầy biến động được đánh dấu bằng những sự kiện nổi bật như các chatbot thông minh (một phần mềm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI), khủng hoảng khí hậu và các cuộc chiến tàn khốc ở Dải Gaza và Ukraine.

Thế giới đã trải qua một năm  nhiều biến động. Ảnh: Vietnam+

Thế giới - với dân số hiện hơn 8 tỷ người - sẽ giã từ những điều cũ và  nhiều người hy vọng gánh nặng do chi phí sinh hoạt cao và tình trạng hỗn loạn toàn cầu sẽ giảm bớt.

Tại Sydney (Australia), nơi được xem là “thủ đô năm mới của thế giới”, 8 tấn pháo hoa sẽ thắp sáng thành phố trong thời điểm đón chào năm mới 2024 - năm sẽ diễn ra các cuộc bầu cử liên quan đến một nửa dân số thế giới và Thế vận hội mùa hè (Olympic) sẽ được tổ chức ở Paris.

12 tháng vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng của các công cụ trí tuệ nhân tạo giống con người và ca phẫu thuật ghép toàn bộ mắt đầu tiên trên thế giới.

Cũng trong năm 2023, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới và sau đó trở thành quốc gia đầu tiên phóng tên lửa lên vùng tối của Mặt trăng.

Đây cũng là năm nóng nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1880, với hàng loạt thảm họa do khí hậu gây ra xảy ra từ Australia đến vùng Sừng châu Phi và lưu vực sông Amazon.

Và có lẽ hơn bất cứ điều gì, năm 2023 sẽ được nhớ tới với những cuộc đáp trả dữ dội của Israel sau cuộc tấn công ngày 7/10 của lực lượng Hamas vào miền nam Israel.

Theo ước tính của LHQ, gần 2 triệu cư dân Gaza đã phải di dời kể từ khi cuộc xung đột của Israel bắt đầu – tức khoảng 85% dân số thời bình.

Khi các khu phố nhộn nhịp một thời của Thành phố Gaza giờ chỉ còn là đống đổ nát, chỉ còn lại rất ít địa điểm để đón chào năm mới - và cũng có ít người thân bên cạnh hơn để cùng nhau mừng năm mới.

Anh Abed Akkawi, người đã trốn khỏi Gaza cùng vợ và ba đứa con, nói rằng “đây là một năm đen tối đầy bi kịch”.

Người đàn ông 37 tuổi, hiện đang sống trong khu tạm trú của LHQ ở Rafah, miền nam Gaza, cho biết chiến tranh đã phá hủy ngôi nhà của anh và giết chết anh trai anh. Tuy nhiên, anh vẫn bám vào những tia hy vọng mong manh trong năm mới.

“Chúng tôi mong cuộc chiến này sẽ chấm dứt, năm mới sẽ tốt đẹp hơn và chúng tôi sẽ có thể trở về nhà và xây dựng lại cuộc sống, thậm chí sống trong một căn lều trên đống đổ nát cũng được”, anh Akkawi chia sẻ.

Bước vào năm 2024, thế giới sẽ chững kiến nhiều cuộc bầu cử quan trọng, khiến đây được gọi là “năm của các cuộc bầu cử”.

Nhìn chung, số phận chính trị của hơn 4 tỷ người sẽ được quyết định trong các cuộc đua bầu cử mang tính quyết định ở Nga, ở Anh, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Venezuela và một loạt các quốc gia khác.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử ở Mỹ được cho sẽ là sự kiện có tác động toàn cầu. Tại Mỹ, đảng viên Đảng Dân chủ - Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, 81 tuổi và đảng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump, 77 tuổi, dường như sẽ có cuộc cạnh tranh gay cấn. Các cử tri, theo đó, sẽ phải đưa ra những lá phiếu quyết định vào vào tháng 11/2024, với sự dõi theo của cả thế giới.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần

Chỉ số đồng USD đã tăng vào phiên cuối tuần 25/10, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này nhờ các số liệu kinh tế giúp duy trì kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào tuần tới.

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top