Thế giới

Thái Lan: Tập đoàn bán lẻ CRC lạc quan về tiềm năng phát triển ở thị trường Việt Nam

ClockThứ Ba, 21/02/2023 14:12
TTH.VN - Central Retail Corporation (CRC), nhà bán lẻ lớn nhất Thái Lan, vừa công bố khoản đầu tư lớn nhất vào thị trường Việt Nam, với tổng trị giá 50 tỷ Bath (1,4 tỷ USD) trong giai đoạn 2023 - 2027 để tăng tốc thúc đẩy sự hiện diện của tập đoàn tại thị trường.

Indonesia nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan để bình ổn trong nướcKỷ nguyên mới trong quan hệ với Thái Lan và dấu ấn sâu đậm về Việt NamChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thái LanThúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngThái Lan và Việt Nam sẽ hợp tác tăng giá gạo trên thị trường toàn cầu

Tập đoàn CRC đầu tư 50 tỷ Bath để tăng cường sự hiện diện ở thị trường Việt Nam. Ảnh minh họa: Báo Tin tức

Giám đốc điều hành CRC Yol Phokasub cho biết, tập đoàn CRC coi Việt Nam là thị trường tiềm năng phát triển lớn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục. Với chỗ đứng vững chắc của CRC trong nước, tập đoàn đã đặt lộ trình 5 năm để tiếp tục mở rộng ở thị trường Việt Nam.

Được biết, tập đoàn CRC đã đầu tư hơn 10 tỷ Bath (288,9 triệu USD) để mở rộng hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022.

Central Retail Việt Nam có hơn 340 cửa hàng, với tổng diện tích sàn hơn 1,2 triệu m2, được mở trên 40 tỉnh thành.

Công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu bán hàng tăng nhanh chóng trong nước, với mức tăng cụ thể là từ 300 triệu Bath (8,6 triệu USD) vào năm 2014 lên 38,6 tỷ Bath (1,11 tỷ USD) vào năm 2021.

“Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, bất chấp tình trạng bất ổn vẫn đang còn tồn tại. Tôi kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt là 6,7% và 7,2% vào năm 2023 và 2024, tăng cao hơn so với mức 3,5% của Thái Lan ghi nhận trong 2 năm tiếp theo. Điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á”, Giám đốc điều hành Central Retail Việt Nam Olivier Langlet cho biết.

Theo đó, dân số thành thị của Việt Nam tiếp tục tăng cùng với thương mại điện tử hiện đại, dự kiến sẽ chiếm 13% tổng thị trường bán lẻ của Việt Nam vào năm 2027, tăng cao so với 8% vào năm 2016.

Thị trường bán lẻ Việt Nam ước tính có giá trị 49,7 tỷ USD/năm. Đồng thời, thị trường cũng đang tăng trưởng từ 10% - 12%/năm.

Ngoài ra, lượng khách du lịch quốc tế được dự báo sẽ tăng trở lại như năm 2019, với 19 triệu lượt khách trong năm nay, sau đó tăng lên đến 21 triệu lượt vào năm 2025.

Với những tín hiệu tích cực này, Central Retail Việt Nam mong muốn phát triển mảng kinh doanh thực phẩm trên toàn quốc để củng cố vị trí dẫn đầu trong phân khúc đại siêu thị tại Việt Nam bằng cách đổi thương hiệu và đổi mới 10 chi nhánh siêu thị Go!, cùng với đó là mở rộng thị trường Tops và Mini go! Bằng cách mở thêm 8 - 10 cửa hàng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.

Giám đốc điều hành Central Retail Việt Nam Olivier Langlet cho biết, công ty cam kết sẽ củng cố danh mục thực phẩm tươi sống và mặt hàng phi thực phẩm (non-food category) để thúc đẩy lưu lượng khách hàng thông qua cải tạo, bên cạnh việc chuẩn bị ra mắt chi nhánh mới trong tương lai.

Tổng quan, Central Retail Việt Nam muốn phát triển một nền tảng khách hàng thân thiết để phục vụ tốt hơn và tăng trưởng con số 66 triệu giao dịch của khách hàng ghi nhận vào năm 2022.

Theo kế hoạch mở rộng, Central Retail Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600, tại 57/63 tỉnh thành của Việt Nam, với tổng diện tích sàn dự kiến đạt 2 triệu m2.

Về phía công ty, tập đoàn rất coi trọng tính bền vững trong từng hoạt động, như lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của 20 chi nhánh trung tâm thương mại Go!, lắp đặt bộ sạc EV tại trung tâm thương mại và giảm túi nhựa sử dụng một lần.

Giám đốc điều hành Olivier Langlet cho rằng, những động thái này là hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của CRC là trở thành cửa hàng bán lẻ “xanh và bền vững”, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Return to top