Thế giới

Thái Lan sẽ biến Lễ hội té nước Songkran thành lễ hội toàn cầu

ClockThứ Hai, 04/12/2023 10:49
TTH.VN - Theo thông tin cập nhật trên trang Bangkok Post, vào năm tới, Thái Lan sẽ biến lễ hội té nước Songkran trở thành một lễ hội té nước toàn cầu kéo dài một tháng nhằm tăng cường “quyền lực mềm” và thu hút khách du lịch quốc tế.

Thủ tướng Thái Lan kêu gọi người dân đoàn kết nhân dịp SongkranNgười dân Thái Lan đưa kỹ thuật số vào lễ hội Loy Krathong truyền thốngTăng cường kết nối nền kinh tế thế giới với APEC là trung tâmChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thái LanNgân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Thái Lan là lễ hội không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn cả du khách quốc tế. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN/Báo Tin tức 

Paetongtarn Shinawatra, lãnh đạo Đảng Pheu Thai, đồng thời cũng là Chủ tịch Chiến lược Quyền lực mềm Quốc gia (NSPSC) mới đây tuyên bố, uỷ ban đã nhất trí thúc đẩy Songkran trở thành một trong những lễ hội hay nhất thế giới.

Cụ thể, bà Paetongtarn tuyên bố: “Hãy biến lễ hội Songkran thành sự kiện mà mọi người phải bay đến Thái Lan để tham gia. Hãy biến quê hương Thái Lan trở thành nơi có 1 trong 10 lễ hội hàng đầu toàn cầu. Bắt đầu từ năm sau, lễ hội Songkran sẽ không còn như xưa nữa. Chúng ta sẽ không chỉ té nước trong 3 ngày mà thay vào sẽ kéo dài cả tháng với các sự kiện được tổ chức trên toàn quốc”.

Theo đó, uỷ ban hi vọng lễ hội được kéo dài hơn sẽ tạo ra 35 tỷ Bath cho nền kinh tế Thái Lan.

Trước đó, uỷ ban NSPSC đã dự thảo ngân sách 5,1 tỷ Bath sẽ được phân bổ cho các hoạt động chính nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển lễ hội, bao gồm các sự kiện lễ hội (1 tỷ Bath), ẩm thực (1 tỷ Bath), du lịch (711 triệu Bath), giải trí (545 triệu Bath), thể thao (500 triệu Bath)…

Tiến sĩ Surapong Suebwonglee, Phó Chủ tịch uỷ ban NSPSC cho rằng, để thúc đẩy quyền lực mềm của Thái Lan, chính phủ cũng phải thông qua Đạo luật quyền lực mềm và thành lập Cơ quan Nội dung Sáng tạo Thái Lan (Thacca). Thacca sẽ có 12 ban quản lý, tập trung vào các ngành năng lực mềm khác nhau.

Tiến sĩ Surapong cho biết thêm, uỷ ban NSPSC sẽ xem xét ngân sách được yêu cầu vào khoảng ngày 14/12, trước khi gửi báo cáo cuối cùng lên Nội các vào tháng 1.

Theo thông tin cập nhật, ban quản lý về các sự kiện lễ hội hiện có kế hoạch tổ chức hơn 10.000 sự kiện trên toàn quốc vào suốt năm 2024, với điểm nổi bật là lễ hội té nước Songkran kéo dài vào tháng 4.

Dự kiến lễ hội té nước sẽ được tổ chức trên Đại lộ Rachadamnoen và các địa điểm khác ở Phố cổ Bangkok, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ địa phương và toàn cầu.

Ngoài Bangkok, mỗi tỉnh sẽ tổ chức các sự kiện liên quan đến lễ hội té nước này trong suốt tháng 4, nhằm quảng bá truyền thống độc đáo của tỉnh mình.

Các sự kiện được kỳ vọng sẽ mang lại việc làm cho người dân địa phương và cho phép các nhà tổ chức đào tạo người dân địa phương về cách tổ chức sự kiện.

Ban quản lý về sự kiện lễ hội cũng sẽ tạo ra một ứng dụng di động nhằm quảng bá quyền lực mềm của Thái Lan tới du khách nước ngoài.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Return to top