Thế giới

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trở lại xu hướng trong lịch sử

ClockThứ Hai, 15/04/2024 05:47
HNN - Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu hiện đang trong giai đoạn chậm lại và dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, và 1,1 triệu thùng/ngày vào năm 2025, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lụcẤn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

 Một cơ sở khai thác dầu ở Saudi Arabia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây chủ yếu là kết quả của việc bình thường hóa tăng trưởng sau sự gián đoạn trong giai đoạn 2020 - 2023, khi thị trường dầu mỏ bị rung chuyển bởi đại dịch COVID-19 và sau đó là cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do cuộc xung đột tại Ukraine.

Bất chấp sự giảm tốc được dự báo, mức tăng trưởng nhu cầu dầu phần lớn vẫn phù hợp với xu hướng trước đại dịch, ngay cả trong bối cảnh kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay vẫn còn thấp và việc tăng cường triển khai các công nghệ năng lượng sạch.

Trong cả hai năm 2022 và 2023, mức tiêu thụ dầu toàn cầu đã tăng hơn 2 triệu thùng/ngày khi các nền kinh tế tiếp tục phục hồi sau cú sốc COVID-19, và chứng kiến hoạt động đi lại cá nhân tăng đột biến, cùng với đó là nhu cầu du lịch bị dồn nén trong suốt đại dịch được giải phóng.

Cả dữ liệu về nhu cầu dầu và các chỉ số về hoạt động đi lại đều cho thấy tốc độ phục hồi toàn cầu đã chậm lại đáng kể, và thời kỳ tăng trưởng nhu cầu trên mức trung bình sắp kết thúc.

Nếu không có sự sụt giảm mạnh của giá dầu, sự hồi phục sau đại dịch hoặc sự tăng tốc trong hoạt động kinh tế, thì khó có khả năng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đến mức đã được chứng kiến trong năm 2022 và 2023. Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể vào nửa cuối năm 2023 và dữ liệu mới nhất cho thấy, xu hướng này vẫn tiếp tục vào đầu năm 2024.

Việc sử dụng dầu ước tính đã tăng khoảng 1,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2024, giảm từ 1,9 triệu thùng/ngày trong quý IV/2023, và hơn 3 triệu thùng/ngày vào giữa năm ngoái.

Do Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế về sức khỏe cộng đồng liên quan đến đại dịch và chứng kiến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ vào giữa năm 2023, nên việc giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu so với cùng kỳ năm trước có thể sẽ tiếp tục trong năm 2024.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính khác dẫn đến mức tiêu thụ dầu tăng trong năm 2022 và 2023 là sự phục hồi ổn định của giao thông hàng không, khi các hạn chế đi lại trong thời kỳ đại dịch được nới lỏng. Nhu cầu về nhiên liệu máy bay, chủ yếu từ lĩnh vực hàng không, đã tăng hơn 1 triệu thùng/ngày trong cả hai năm này, và đóng góp gần một nửa mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, theo dữ liệu của Airportia, mức tăng đã giảm bớt kể từ nửa đầu năm 2023. Do đó, mức tăng nhu cầu về nhiên liệu máy bay trong năm 2024 được dự báo sẽ nhỏ hơn nhiều.

“Mặc dù chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng tiêu thụ dầu vào năm 2024 và 2025 sẽ vẫn mạnh mẽ theo tiêu chuẩn lịch sử, các yếu tố cơ cấu sẽ dẫn đến việc giảm dần tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu trong thời gian còn lại của thập kỷ này”, IEA nhận định.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ IEA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đọc lại để cảm nhận về lịch sử báo chí Huế

Đọc Lịch sử báo chí Huế của Nguyễn Xuân Hoa (Nxb Thuận Hóa, 2013), ban đầu người đọc không khỏi ngạc nhiên bởi tiêu đề cuốn sách không xác định thời gian. Đi vào nội dung, mới thấy tác giả dựng lại toàn bộ diện mạo lịch sử báo chí Huế dài tròn một thể kỷ, kể từ tờ báo đầu tiên ra đời ở Huế, tờ Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh) viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt do nhóm thanh niên Trần Thanh Địch, Lê Thanh Cảnh, Võ Chuẩn, Phan Văn Tài, Lê Văn Thiết và một số bạn bè gồm 12 người làm việc tại Tòa Khâm sứ Huế thực hiện bằng phương pháp thủ công, in tay trên giấy học trò, 2 trang, số 1 ra tháng 12/1913. Lịch sử báo chí Huế dày 460 trang (337 trang nội dung và 123 trang phụ lục), 126 bức ảnh, ngoài lời mở đầu từ những trang báo cũ và hai phần phụ lục, nội dung chính gồm có 6 chương tương đối mạch lạc.

Đọc lại để cảm nhận về lịch sử báo chí Huế
Chủ động ứng biến, giữ đà tăng trưởng

Trước những biến động khó lường của ngành dệt may toàn cầu, từ chiến tranh thương mại đến các chính sách thuế quan của Mỹ, Công ty CP Dệt may Huế (Huegatex) đang nỗ lực giữ đà tăng trưởng với những bước đi linh hoạt và bài bản.

Chủ động ứng biến, giữ đà tăng trưởng
Return to top