Thế giới

Tài trợ khí hậu cho các nước thu nhập thấp, trung bình đạt 51 tỷ USD

ClockChủ Nhật, 16/10/2022 05:14
TTH.VN - Theo Báo cáo chung về Tài chính khí hậu của các ngân hàng phát triển đa phương vừa được công bố, cam kết về tài chính khí hậu do các ngân hàng phát triển đa phương chủ chốt đã ghi nhận mức tăng hơn 24% trong năm 2021, so với một năm trước đó.

Gió mùa ở Nam Á đang trở nên khắc nghiệt hơnTổng thư ký Liên Hiệp Quốc thăm Pakistan thúc đẩy viện trợ cho hàng triệu người bị lũ lụtVai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậu

Người dân tại thành phố Karachi, Pakistan bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, tổng mức tài trợ trong năm 2021 của các ngân hàng này đã vượt qua mục tiêu tài chính khí hậu năm 2025. Đây là mục tiêu đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về hành động vì khí hậu của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) hồi năm 2019.

Theo đó, các ngân hàng phát triển đa phương đã cung cấp khoảng 51 tỷ USD về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình. Trong tổng số này, hơn 33 tỷ USD (tương đương 65%) dành cho các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu và hơn 17 tỷ USD (tương đương 35%) dành cho những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Lượng vốn tư nhân huy động được ở mức 13 tỷ USD.

Ngoài ra, các ngân hàng phát triển đa phương cũng đã cung cấp khoảng 31 tỷ USD về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế có thu nhập cao; trong đó, 29 tỷ USD (tương đương 95%) dành cho các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu, và 1,6 tỷ USD (tương đương 5%) dành cho các nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Lượng vốn tư nhân huy động được là 28 tỷ USD.

Trong một nhận định liên quan, ông Warren Evans, Đặc phái viên về khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lưu ý: “Những mức độ cam kết về khí hậu ngày càng tăng từ ADB và các tổ chức đối tác nhấn mạnh sự quan trọng của biến đổi khí hậu, như một vấn đề toàn cầu”.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức độ lũ lụt lịch sử ở Pakistan hay những trận lốc xoáy ở Thái Bình Dương…, khu vực này nhận thức rõ về tác động hiện hữu của vấn đề biến đổi khí hậu. “Điều quan trọng là chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô tài trợ này dành cho cả những nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng, nhằm bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân trong khu vực”, ông Warren Evans cho biết thêm.

Được biết, báo cáo chung nói trên là sự hợp tác thường niên nhằm công khai số liệu tài chính khí hậu của các ngân hàng phát triển đa phương, cùng với sự giải thích rõ ràng về phương pháp để theo dõi nguồn tài chính này. Báo cáo do Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) điều phối, kết hợp dữ liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), cùng với một số ngân hàng phát triển đa phương khác.

Lê Thảo (Lược dịch từ Adb.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác toàn cầu để ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Trong bài phỏng vấn mới nhất với phóng viên Xinhua Net, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell nhấn mạnh, hợp tác toàn cầu, trong đó chính phủ các nước thực hiện các cam kết theo nội dung của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc chính là cách duy nhất để nhân loại ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Hợp tác toàn cầu để ngăn chặn khủng hoảng khí hậu
Hội nghị Khí hậu và không khí sạch năm 2025: Đầu tư bổ sung 10 triệu USD vào Liên minh Khí hậu và không khí sạch

Trong khuôn khổ Hội nghị Khí hậu và không khí sạch năm 2025 (CCAC 2025), Quỹ Global Methane Hub đã công bố khoản tài trợ bổ sung 10 triệu USD cho Quỹ tín thác của Liên minh Khí hậu và không khí sạch, một sáng kiến của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), đánh dấu bước tiến lớn trong việc thúc đẩy đầu tư vào giải pháp nhanh nhất nhằm kiềm chế nhiệt độ toàn cầu.

Hội nghị Khí hậu và không khí sạch năm 2025 Đầu tư bổ sung 10 triệu USD vào Liên minh Khí hậu và không khí sạch
“Chìa khóa vàng” để vượt bẫy thu nhập trung bình

Ngày 12/3 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài phát biểu tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) đã nhấn mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là “chìa khóa vàng” giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

“Chìa khóa vàng” để vượt bẫy thu nhập trung bình
Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu

Các chuyên gia nhận định, chuỗi hội nghị của Liên hợp quốc về Tài trợ cho Phát triển là những cơ hội tuyệt vời để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tài chính toàn cầu. Trong đó, cuộc họp tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa năm 2025 tại Tây Ban Nha, sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình đã đạt được trước đó tại Monterrey (Mexico) vào năm 2002, Doha (Qatar) vào năm 2008 và Addis Ababa (Ethiopia) vào năm 2015.

Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu
Nhóm G20 họp về Đường hướng tài chính để thúc đẩy tài trợ cho phát triển

Đầu tuần này, Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa khai mạc chuỗi các cuộc họp về Đường hướng tài chính tại Cape Town, thủ đô lập pháp của Nam Phi, trong đó các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào những thách thức và hạn chế đối với tăng trưởng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở châu Phi.

Nhóm G20 họp về Đường hướng tài chính để thúc đẩy tài trợ cho phát triển
Return to top