Thế giới

Sức khỏe, khí hậu, xung đột đang đè nặng lên những người nghèo nhất thế giới

ClockThứ Sáu, 20/09/2024 06:20
TTH - Biến đổi khí hậu và rủi ro xung đột đang làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe của mọi người, trong khi các vấn đề này trên thực tế lại đang chồng chéo lên nhau, theo ông Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét.

Bill Gates: Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe trẻ em AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu

Trẻ em tại Kenya được tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Đây là nhận định được ông Peter Sands đưa ra trong một bài phát biểu tại London (Vương quốc Anh) trước khi công bố báo cáo năm 2024 về công tác của Quỹ Toàn cầu này. Trong đó, báo cáo đã chỉ ra sự cải thiện trong việc đối phó với AIDS, lao và sốt rét, sau khi đại dịch COVID-19 làm chệch hướng các nỗ lực.

Mặc dù những tiến bộ được ghi nhận, một hậu quả khác từ đại dịch là các chính phủ tài trợ đang do dự trong việc cung cấp kinh phí cho y tế, làm dấy lên lo ngại về vòng tài trợ của năm tới để trang trải cho công tác của Quỹ trong giai đoạn 2026 - 2028.

“Chắc chắn là sức khỏe toàn cầu phần nào bị lu mờ bởi các vấn đề xung quanh biến đổi khí hậu và các cuộc xung đột”, ông Peter Sands lưu ý; đồng thời nói thêm, đây là những vấn đề không thể tách rời khỏi sức khỏe. Trong đó, những người nghèo nhất đang phải gánh chịu “bộ 3 thảm họa này”.

Biến đổi khí hậu cướp đi mạng sống của con người khi làm tăng tình trạng suy dinh dưỡng và gây ra bệnh tật; trong khi đó, các cuộc xung đột có thể dẫn đến nhiều ca tử vong hơn do sự sụp đổ của các hệ thống chăm sóc sức khỏe, hơn là do đạn và bom.

Được biết, Quỹ Toàn cầu là nhà tài trợ quốc tế lớn nhất cho các nỗ lực chống lại bệnh lao và sốt rét, và lớn thứ 2 cho các nỗ lực chống lại HIV/AIDS, với mức đầu tư hơn 5 tỷ USD mỗi năm cho 3 căn bệnh này.

Báo cáo thường niên của Quỹ Toàn cầu được công bố ngày 19/9 cho thấy, trong năm 2023, khoảng 25 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng virus, 7,1 triệu người được điều trị bệnh lao và 227 triệu màn chống muỗi đã được phân phối tại các quốc gia nơi Quỹ Toàn cầu hoạt động. Tất cả đều cải thiện so với năm 2022.

Kể từ khi Quỹ Toàn cầu được thành lập vào năm 2002, tổng tỷ lệ tử vong do 3 căn bệnh này đã giảm 61%, cứu sống khoảng 65 triệu người.

Cùng với các đối tác y tế, đơn vị này cũng thúc đẩy việc giảm giá vật tư y tế và cắt giảm chi phí đối với các phương pháp điều trị HIV/AIDS và lao trong năm 2023, cũng như chi phí thấp hơn đối với màn chống muỗi để bảo vệ chống lại muỗi lây truyền bệnh sốt rét.

Ngoài ra, việc cắt giảm chi phí cũng cần thiết đối với những công cụ điều trị HIV/AIDS mới như lenacapavir của Công ty dược phẩm sinh học Gilead Science (Mỹ), một loại thuốc tiêm tác dụng kéo dài gần đây đã được phê duyệt cho những người nhiễm HIV/AIDS. “Các loại thuốc điều trị HIV/AIDS phải ở mức giá mà chúng ta có thể cung cấp ở quy mô lớn”, Giám đốc Điều hành Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét nhấn mạnh.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu

Khủng hoảng khí hậu là một trong những thách thức quan trọng nhất mà nhân loại đang phải đối mặt ngày nay. Trong đó, nó vượt qua suy thoái môi trường, đe dọa đảo ngược nhiều thập kỷ tiến bộ trong phát triển bền vững, sức khỏe cộng đồng, quyền con người và ổn định kinh tế.

Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu, dân số già hóa - những thách thức của các siêu đô thị châu Á

Trong báo cáo mới được công bố, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) cho biết, các siêu đô thị đang phát triển mạnh mẽ của châu Á - những “động lực chính” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - đang phải đối mặt với tương lai bất định khi nhiệt độ tăng cao, dân số già hóa và sự phát triển đô thị không theo quy hoạch đang thử thách khả năng phục hồi.

Biến đổi khí hậu, dân số già hóa - những thách thức của các siêu đô thị châu Á
"Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển

Phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn tài chính phải có giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và phù hợp với kết quả phát triển. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới, hiện không có điều nào ở trên áp dụng được. Thay vào đó, một “thảm họa nợ” đang leo thang đang diễn ra trên khắp các quốc gia đang phát triển. Tình hình thậm chí ngày càng trầm trọng hơn do một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên tiếp.

Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển
Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại

Các nhà khoa học vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo về các chất như asen và chì làm ô nhiễm đất và xâm nhập vào các hệ thống thực phẩm, với ước tính khoảng 1/6 đất canh tác trên toàn cầu bị ô nhiễm kim loại nặng độc hại, và lên đến 1,4 tỷ người sống ở các khu vực có nguy cơ cao trên toàn thế giới.

Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại
Quận Phú Xuân đẩy mạnh xóa nhà tạm, giúp người dân an cư

Ngày 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát phường Phú Hậu đã tổ chức lễ phát động chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” năm 2025, đồng thời khởi công sửa chữa nhà cho hộ bà Lê Thị Vâng, hộ nghèo tại tổ dân phố 4.

Quận Phú Xuân đẩy mạnh xóa nhà tạm, giúp người dân an cư
Return to top