Thế giới

Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng

ClockThứ Tư, 03/01/2024 07:57
TTH.VN - Hãng tin Global Times cho biết, vào ngày 1/1/2024, nhân kỷ niệm 2 năm thiết lập hiệp định, các chuyên gia Trung Quốc mới đây đã dành nhiều lời ca ngợi vai trò quan trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại khu vực, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet: RCEP sẽ giúp hội nhập kinh tế khu vựcTrong 4 tháng đầu năm, Việt Nam thuộc top điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Campuchia theo RCEPKỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng của hiệp định RCEPCampuchia khai thác triệt để tiềm năng của hiệp định RCEPASEAN-Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

RCEP đã chính thức có hiệu lực với tất cả 15 nước thành viên tham gia ký kết. Ảnh minh hoạ: vntr.moit.gov.vn 

Theo các chuyên gia, việc nâng cấp hiệp định trong thời gian tới, được triển khai trong giai đoạn thực hiện toàn diện mới nên tránh những can thiệp về địa chính trị, đồng thời thúc đẩy mở ra những cơ hội lớn hơn nữa cho tất cả các nền kinh tế liên quan.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Với việc RCEP có hiệu lực tại Philippines vào ngày 2/6/2023, như vậy hiệp định chính thức có hiệu lực đầy đủ đối với tất cả 15 nền kinh tế tham gia ký kết, qua đó bước vào giai đoạn mới triển khai toàn diện.

Zhang Xin, người phát ngôn của Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCPIT) cho biết, hiệp định RCEP đã mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Vào tháng 11 vừa qua, các chi nhánh của CCPIT trên toàn Trung Quốc đã cấp 19.834 giấy chứng nhận xuất xứ RCEP, tăng 20,83% so với cùng kỳ năm 2022. Giấy chứng nhận có nghĩa là các công ty đủ điều kiện để được giảm thuế.

Theo Xinhua, hiệp định thương mại được thiết lập giữa 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương này dự kiến sẽ dẫn đến việc loại bỏ dần thuế quan đối với hơn 90% hàng hoá giao dịch trong khu vực.

Được biết, ghi nhận trong nửa đầu năm 2023, tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc với 14 thành viên còn lại của RCEP đạt 6,1 nghìn tỷ NDT (tương đương 860 tỷ USD), tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2022. Nó đóng góp hơn 20% vào tăng trưởng ngoại thương của Trung Quốc.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cũng cung cấp thêm thông tin rằng trong 11 tháng đầu năm 2023, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Tổng thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN là 5,8 nghìn tỷ NDT, tăng 0,1%, chiếm 15,3% tổng ngoại thương của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, việc triển khai hiệp định RCEP đã và đang đóng vai trò tích cực đáng kể trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại khu vực, kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.

Đến nay, để thúc đẩy hiệu quả hoạt động, hợp tác RCEP cần củng cố những thành tựu đã đạt được và loại bỏ hơn nữa những ảnh hưởng địa chính trị. Đặc biệt, nếu tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được phát huy nhiều hơn nữa, lợi ích của RCEP sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Việc nâng cấp thêm RCEP dự kiến sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho hợp tác kinh tế và thương mại khu vực.

Trong một thông tin có liên quan, các chuyên gia Trung Quốc lưu ý, việc triển khai toàn diện RCEP đang bước sang một giai đoạn mới. Thoả thuận hiện đã sẵn sàng được nâng cấp nhằm mở ra các cơ hội phát triển mới trong đầu tư và thương mại dịch vụ, cùng với các lĩnh vực quan trọng khác.

Sang Baichuan, một chuyên gia về kinh tế quốc tế cho biết, điều quan trọng là tất cả các nền kinh tế thành viên phải tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các điều khoản liên quan của RCEP trong tương lai.

Hiện hiệp định RCEP đang được nâng cấp và cần tăng cường hơn nữa tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư.

Khi tâm lý chống toàn cầu hoá đang gia tăng, việc triển khai RCEP đều đặn là một lợi ích đáng kể cho thương mại và hoà bình toàn cầu. Mei Xinyu, nhà nghiên cứu tại Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho biết, những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy RCEP và các quy trình thương mại khác thể hiện tầm nhìn xa và tinh thần trách nhiệm của nước này.

RCEP có thể được mở rộng kịp thời và xét về quan hệ kinh tế, thương mại, Bangladesh là nước tham gia phù hợp.

Cụ thể, sau khi Ấn Độ rút khỏi RCEP vào 4 năm trước, nước láng giềng Bangladesh đang xem xét tham gia vào hiệp định này.

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top