Thế giới

Reuters: Số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á vượt mốc 100 triệu

ClockThứ Tư, 30/03/2022 21:01
TTH.VN - Theo thống kê của Reuters, tính đến hôm nay (30/3), số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á đã vượt mốc 100 triệu ca, trong bối cảnh khu vực này đang chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mới, trong đó chủ yếu là biến thể phụ BA.2 của Omicron.

Biến thể Omicron có thể là đòn giáng tiếp theo đối với chuỗi cung ứngReuters: Thế giới vượt ngưỡng 5 triệu ca tử vong vì COVID-19Reuters: Châu Âu trở thành khu vực đầu tiên vượt mốc 50 triệu ca nhiễm COVID-19

Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về số ca mắc mới trung bình hằng ngày, với mức kỷ lục hơn 420.000 ca nhiễm mới trong ngày 30/3. Ảnh: Yonhap/Laodong

Phân tích của Reuters cho thấy cứ mỗi 2 ngày, khu vực này lại ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc COVID-19. Là khu vực có hơn một nửa dân số thế giới, châu Á hiện chiếm khoảng 21% tổng số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo trên toàn cầu.

Trong những tuần gần đây, biến thể phụ BA.2 rất dễ lây lan nhưng ít gây chết người của chủng Omicron đã khiến số ca nhiễm tăng mạnh ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.2 hiện đại diện cho gần 86% tổng số ca nhiễm đã được giải trình tự gen.

Cũng theo Reuters, Hàn Quốc đang dẫn đầu thế giới về số ca mắc mới trung bình hằng ngày, chiếm 1/4 số ca nhiễm được báo cáo trên toàn cầu mỗi ngày. Dù số ca nhiễm mới đã chững lại kể từ đầu tháng 3, nước này vẫn ghi nhận trung bình hơn 300 trường hợp tử vong mỗi ngày, khiến các nhà chức trách phải yêu cầu các lò hỏa táng trên toàn quốc kéo dài thời gian làm việc. 

Trong khi đó, Trung Quốc đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 ở Thượng Hải, chủ yếu do biến thể phụ BA.2 của Omicron1 khiến chính quyền thành phố phải áp đặt lệnh phong toả tại một số khu vực của trung tâm tài chính này. Hôm 28/3, thành phố đã tiến hành phong tỏa 2 giai đoạn đối với 26 triệu cư dân, hạn chế việc di chuyển qua các cây cầu và đường cao tốc để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Kể từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã báo cáo hơn 45.000 ca nhiễm COVID-19 mới, cao hơn tổng số ca bệnh được báo cáo trong cả năm 2021. Mặc dù Trung Quốc đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 90% dân số, nhưng những người cao tuổi vẫn chưa được tiêm mũi tăng cường đầy đủ, khiến họ đối mặt với nguy cơ tái nhiễm cao.

Mặc dù Trung Quốc đang bám sát kế hoạch ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn khi phải đối mặt với biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao.

Reuters cũng cho biết chỉ riêng ở Ấn Độ, hơn 43 triệu bệnh nhân COVID-19 đã được báo cáo, chiếm hơn 40% tổng số ca nhiễm trên toàn châu Á và cũng nhiều hơn tổng số ca nhiễm của cả 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề tiếp theo trong khu vực. Tuy nhiên, trong 11 ngày qua, Ấn Độ báo cáo chưa tới 2.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh dịch tháng 1 vừa qua, với trung bình hơn 300.000 ca nhiễm/ngày.

Đầu tháng 3, châu Á đã vượt mốc 1 triệu ca tử vong liên quan đến COVID-19. Hiện đã có 1,027,586 triệu ca tử vong liên quan đến COVID trên khắp lục địa, theo dữ liệu của Reuters.

Đáng chú ý, hiệu quả của các loại vaccine ngừa COVID-19 đối với biến thể phụ BA.2 của chủng Omicron được cho là thấp hơn khi so với các biến thể trước đó như Alpha hay Delta. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người đã từng nhiễm các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 trước đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top