Thế giới

Reuters: Thế giới vượt ngưỡng 5 triệu ca tử vong vì COVID-19

ClockThứ Bảy, 02/10/2021 15:24
TTH.VN - Theo thống kê của Reuters, số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan đến COVID-19 đã vượt ngưỡng 5 triệu người vào hôm qua (1/10), với phần lớn là những người chưa được chủng ngừa mắc phải biến chủng Delta độc hại.

Vượt quá dịch cúm năm 1918, COVID-19 là đại dịch gây tử vong nhiều nhất ở MỹThế giới vượt ngưỡng 4,5 triệu ca tử vong do COVID-19Thế giới ghi nhận 190,5 triệu ca mắc, trên 4 triệu ca tử vong do COVID-19

Mỹ vẫn là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới. Ảnh minh hoạ: Baochinhphu

Thống kê của Reuters cũng cho thấy sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tiêm chủng giữa các nước giàu - nghèo, và sự gia tăng của tình trạng do dự với vaccine ở một số quốc gia phương Tây.

Reuters cũng nêu rõ rằng trong khi phải mất hơn một năm, số người chết vì COVID-19 đạt 2,5 triệu người thì 2,5 triệu ca tử vong tiếp theo  ghi nhận chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng.

Trung bình có khoảng 8.000 ca tử vong được báo cáo mỗi ngày trên khắp thế giới trong tuần qua, tương đương với khoảng 5 ca tử vong mỗi phút. Tuy nhiên, trong một tín hiệu khả quan, tỷ lệ tử vong toàn cầu đang chậm lại trong những tuần gần đây.

Báo cáo cũng cho thấy những ngày gần đây, ngày càng có nhiều nỗ lực tập trung vào việc thuc đẩy chương trình tiêm chủng cho các quốc gia nghèo hơn, nơi mà nhiều người vẫn chưa được tiêm liều đầu tiên, trong khi các nước giàu có đã bắt đầu tiêm mũi vaccine tăng cường.

Theo Our World in Data, hơn một nửa thế giới hiện vẫn chưa được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO mới đây tuyên bố chương trình phân phối vaccine COVAX sẽ lần đầu tiên chỉ phân phối vaccine cho các quốc gia có mức độ bao phủ tiêm chủng thấp nhất.

Là một sáng kiến dẫn đầu bởi WHO, kể từ đầu năm nay, COVAX đã phân bổ phần lớn liều lượng vaccine theo tỷ lệ giữa hơn 140 quốc gia thụ hưởng theo quy mô dân số.

Mariangela Simao, Trợ lý Tổng giám đốc WHO về Tiếp cận với vaccine, cho biết: “Đối với việc cung cấp vaccine trong tháng 10, chúng tôi đã thiết kế một phương pháp khác, chỉ bao gồm những nước có nguồn cung vaccine thấp”.

Mỹ, quốc gia đang chống chọi với những thông tin sai lệch về vaccine khiến khoảng 1/3 dân số vẫn tránh tiêm chủng, đã ghi nhận số ca tử vong liên quan đến COVID-19 vượt mốc 700.000 người vào hôm qua (1/10), tiếp tục là quốc gia có số tử vong cao nhất thế giới.

Số ca nhiễm và số ca nhập viện ở Mỹ đang có xu hướng giảm thấp hơn, nhưng giới chức y tế đang chuẩn bị cho khả năng tái bùng phát trở lại khi bắt đầu bước vào thời điểm thời tiết lạnh hơn, buộc nhiều hoạt động diễn ra trong nhà hơn.

Trong khi đó, Nga đã chứng kiến 887 trường hợp tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2 vào ngày 1/10, con số tử vong trong một ngày cao nhất mà nước này ghi nhận được kể từ khi đại dịch bắt đầu. Theo Reuters, 33% dân số đủ điều kiện ở nước này đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên. 

Xét về quy mô khu vực, Nam Mỹ có số người chết vì COVID-19 cao nhất trên thế giới, chiếm 21% tổng số ca tử vong được báo cáo, tiếp đến là Bắc Mỹ và Đông Âu chiếm hơn 14% tổng số ca tử vong, theo phân tích của Reuters.

Tuy nhiên, Ấn Độ, một trong những quốc gia đầu tiên bị biến thể Delta tàn phá, đã từ mức trung bình 4.000 ca tử vong mỗi ngày giảm xuống còn dưới 300 ca khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai rộng rãi. Khoảng 47% dân số đủ điều kiện của Ấn Độ đã được tiêm mũi đầu tiên, và trong tuần qua, mỗi ngày nước này đã tiến hành tiêm chủng gần 7,9 triệu liều vaccine, một phân tích của Reuters trên Our World in Data cho thấy.

Biến thể Delta hiện là chủng virus nổi trội trên toàn cầu và đã được ghi nhận ở 187 trong số 194 quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể
Return to top