Thế giới

Phát triển cẩm nang toàn cầu giúp ứng phó tình trạng nhiệt độ tăng

ClockChủ Nhật, 09/06/2024 11:31
TTH - Các thành phố trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng nhiệt độ cao không ngừng, phá vỡ nhiều kỷ lục trong năm nay. Những tháng gần đây, các đợt sóng nhiệt đã buộc nhiều trường học từ New Delhi cho đến Manila phải đóng cửa; và những tác động sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

Căng thẳng nhiệt khiến các rạn san hô trên thế giới rơi vào khủng hoảngLiên Hiệp Quốc: Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này

 Người dân tìm cách giải nhiệt dưới thời tiết nắng nóng tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu mối đe dọa này, 5 trung tâm đô thị đang triển khai các giám đốc cơ quan quản lý nhiệt độ, và dự kiến sẽ có thêm nhiều trung tâm đô thị khác thực hiện điều này. Những người quản lý này phối hợp làm việc để giúp người dân giảm bớt ảnh hưởng từ nhiệt độ cao, giúp các thành phố thích ứng với một thế giới đang nóng lên, và nâng cao nhận thức về những rủi ro do mối nguy hiểm thường được đánh giá thấp này gây ra. 

Kể từ khi Giám đốc Cơ quan Quản lý nhiệt độ đầu tiên được bổ nhiệm ở quận Miami-Dade, tiểu bang Florida (Mỹ) vào năm 2021, mạng lưới quản lý này đã mở rộng đến Athens (Hy Lạp), Melbourne (Australia), Dhaka North (Bangladesh) và Freetown (Sierra Leone).

Các nhà quản lý thường xuyên chia sẻ giải pháp và đang phát triển một cẩm nang toàn cầu nhằm ứng phó với tình trạng nhiệt độ gia tăng. Trong bối cảnh ảnh hưởng của nắng nóng đối với cuộc sống và sinh kế của người dân, cẩm nang sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những thập kỷ tới. Để hiểu rõ hơn về cẩm nang toàn cầu này, Tạp chí Bloomberg đã có cuộc phỏng vấn với 5 Giám đốc cơ quan quản lý nhiệt độ về những chức năng đóng vai trò quan trọng nhất trong nỗ lực của họ.

Đảm bảo mọi người hiểu được rủi ro về nhiệt

Theo bà Krista Milne, đồng Giám đốc Cơ quan Quản lý nhiệt độ của Melbourne, rất nhiều người thực sự ngạc nhiên khi biết rằng, có nhiều người tử vong vì nắng nóng ở Melbourne hơn so với bất kỳ thủ phủ của tiểu bang nào khác ở Australia, và điều đó phần lớn là do khí hậu thay đổi… Những người có thể gặp phải những thách thức hoặc tình trạng y tế khác hoặc không biết rằng đợt nắng nóng đang đến, họ sẽ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

“Nắng nóng là kẻ giết người thầm lặng. Chúng ta không thể nhìn thấy được thiệt hại mà nó có thể gây ra. Đó là lý do tại sao nhận thức đóng vai trò rất quan trọng”, bà Elissavet Bargianni, Giám đốc Cơ quan Quản lý nhiệt độ của Athens lưu ý; đồng thời cho rằng, đó là lý do tại sao chúng ta cần chuẩn bị trước khi đi làm vào buổi sáng, ăn mặc đúng cách, mang theo nước, và chọn một con đường mát mẻ để về nhà.

Xác định các nhóm dễ bị tổn thương nhất

Bà Jane Gilbert, Giám đốc Cơ quan Quản lý nhiệt độ của Miami-Dade cho biết, đơn vị này đã làm việc với một nhà nghiên cứu từ Đại học bang Florida để xem xét các trường hợp đến khoa cấp cứu và nhập viện bằng các mã zip ở quận Miami-Dade, sau đó xem xét các yếu tố tương quan trong các mã zip cao. Điều đầu tiên, sự chênh lệch rất lớn là một số mã zip có tỷ lệ thăm khám và nhập viện cấp cứu cao gấp 4 hoặc 5 lần so với các mã zip khác. Các yếu tố tương quan hàng đầu là tỷ lệ nghèo đói cao; nhiệt độ bề mặt, hoặc đảo nhiệt đô thị cao; tỷ lệ người làm việc ngoài trời cao; và tỷ lệ cao các hộ gia đình có trẻ em. 

“Có rất nhiều người thậm chí không được tiếp cận với nguồn điện ổn định. Họ không có điều kiện sử dụng quạt điện hoặc quạt trần. Ước tính 900.000 hộ gia đình hiện đang sống ở Dhaka trong các khu định cư không chính thức. Đây là những người nghèo…”, bà Bushra Afreen, Giám đốc Cơ quan Quản lý nhiệt độ của Dhaka North nói thêm.

Bên cạnh đó, một số cộng đồng dễ bị tổn thương đang phải chịu cảnh nghèo năng lượng và không có điều kiện sử dụng máy điều hòa không khí, hoặc chọn không bật máy điều hòa vì giá năng lượng. Theo bà Krista Milne, một trong những tham vọng mà các nhà quản lý đang theo đuổi là mọi người đều có thể tiếp cận một nơi mát mẻ trong phạm vi 300m từ nhà của họ.

Giải pháp giảm nhiệt, thiết kế lại các thành phố để chống nóng

Tại Miami-Dade, 1.700 thiết bị điều hòa không khí đã được lắp đặt trong các khu nhà ở công cộng do quận này quản lý trước mùa hè năm ngoái.

Ở Athens, bà Elissavet Bargianni cho hay: “Chúng tôi đã có 7 trung tâm làm mát, là những phòng có máy lạnh mà tất cả mọi người đều có thể đến; đồng thời đã kết hợp các chương trình hỗ trợ tại nhà dành cho những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, và triển khai nhân viên xã hội đến từng nhà để kiểm tra, và đưa người dân đến trung tâm làm mát nếu họ muốn”.

Tiếp đó, theo bà Jane Gilbert, nỗ lực tăng cường trồng cây đã được thực hiện, từ việc trồng khoảng 7.500 cây mỗi năm lên 10.000 cây, và đến hơn 16.000 cây hồi năm ngoái. Ngoài ra, thêm hơn 10.000 cây cũng đã được trao tặng cho các chủ hộ gia đình tại Miami-Dade.

“Không ai thực sự hiểu tác động của việc chặt hạ hàng trăm cây lớn đóng vai trò như những trạm làm mát mini, yếu tố giúp giảm nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm không khí”, bà Bushra Afreen nói thêm.

Lê Thảo

(Lược dịch từ Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top