Thế giới

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

ClockThứ Ba, 30/04/2024 08:53
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Đây được xem là một phát hiện đặc biệt quan trọng do loài muỗi có tên khoa học là Anopheles Coluzzii này chứa virus có độc lực cao, có thể sống trong các điều kiện cực kỳ khô cằn và phát triển mạnh ở cả môi trường nông thôn lẫn thành thị.

Muỗi Anopheles Coluzzii được xác nhận hiện diện ở vùng Turkana (Tây Bắc Kenya) - nơi loài muỗi châu Á Anopheles Stephensi được phát hiện cách đây 3 năm.

Theo các nhà khoa học, loài muỗi này có thể đã góp phần làm lây lan bệnh sốt rét ở Turkana và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện nay dường như không hiệu quả đối với loài muỗi này.

Kết quả giải trình tự bộ gene của các muỗi thu thập tại 5 vùng dịch tễ học sốt rét ở Kenya từ năm 2006 cho thấy Anopheles Coluzzii có mặt tại Turkana trong tất cả các giai đoạn lấy mẫu.

Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tần số đột biến cao liên quan đến khả năng kháng thuốc trừ sâu, đặc biệt là DDT và pyrethroid trong quần thể vector ở Kenya. Theo các nhà khoa học, các biến thể trên mang lại khả năng kháng pyrethroid mạnh hơn có thể làm giảm hiệu quả của lưới diệt côn trùng - vốn được coi là một trong những biện pháp phòng vệ hiệu quả nhất chống lại quần thể vector kháng thuốc.

Các mẫu muỗi từ Turkana được lấy tại trại tị nạn Kakuma - một khu vực đông dân cư, có mức độ lây truyền cục bộ thấp nhưng gần đây đã xảy ra dịch bệnh tái phát. Khu vực này vốn ít quan tâm đến việc chống bệnh sốt rét do có khí hậu được cho là không phù hợp với các loài vector đã biết, ngoại trừ vector Anopheles Arabiensis - loài muỗi có hiệu suất thấp về lây truyền bệnh. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng muỗi Tây Phi chính là thủ phạm gây ra các đợt bùng phát sốt rét gần đây ở Turkana.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện về hai loài muỗi Anopheles Coluzzii và Anopheles Stephensi tại Turkana và các khu vực khác ở miền Bắc Kenya nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá lại sự phân bố, kinh tế sinh học và ý nghĩa dịch tễ học của các quần thể vector tại Kenya.

Ở Kenya, khoảng 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh sốt rét và căn bệnh này chiếm khoảng 13-15% số lượt khám bệnh ngoại trú. Theo nhiều báo cáo, bệnh sốt rét cướp đi sinh mạng của khoảng 10.000 người Kenya mỗi năm.

Theo Báo tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Return to top