Thế giới

Pháp nhổ bỏ nhiều vườn nho vì nhu cầu rượu vang toàn cầu giảm mạnh

ClockChủ Nhật, 06/10/2024 15:49
TTH.VN - Pháp, quốc gia sản xuất rượu vang hàng đầu thế giới, vừa được đảm bảo khoản tài trợ 120 triệu Euro từ Liên minh châu Âu (EU) để nhổ bỏ hàng triệu cây nho khi nhu cầu về rượu vang toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng.

Nhà máy thuốc lá cuối cùng ở Pháp đóng cửaMỹ tuyên bố áp thuế đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa châu ÂuGiải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8.000 tỷ USDĐấu giá chiếc vòng cổ kim cương hiếm có thể lên tới 2,8 triệu USDPháp siết chặt quy định cấm sử dụng điện thoại di động tại trường họcNhiều cửa hàng, quán bar ở Paris đối mặt “sự sụt giảm chưa từng có” vì Olympic

 Pháp sẽ được hỗ trợ 4.000 Euro/ha diện tích trồng cây nhỏ bị nhổ bỏ vì sản lượng và nhu cầu giảm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Cụ thể, theo tuyên bố của Bộ Nông nghiệp Pháp, Ủy ban châu Âu (EC) đã phê duyệt khoản tài trợ để loại bỏ vĩnh viễn nhiều vườn nho với mức hỗ trợ 4.000 Euro/ha. Theo tính toán của Bloomberg, diện tích trồng nho sẽ giảm khoảng 30.000 ha, tương đương với 4% diện tích trồng nho sẽ bị xóa sổ.

Theo Bộ Nông nghiệp Pháp: “Tình hình của ngành rượu vang thực sự đáng lo ngại, với dự báo sản lượng thu hoạch giảm mạnh do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nguyên nhân một phần cũng do lượng tiêu thụ rượu vang giảm và sự cạnh tranh rất gay gắt”.

Được biết, mức tiêu thụ rượu vang toàn cầu tiếp tục giảm và đạt mức thấp nhất trong vòng 60 năm qua vào năm 2023. Điều kiện biến đổi khí hậu hỗn loạn, cùng với thói quen uống rượu thay đổi và điều kiện kinh tế ảm đạm đang gây tổn hại cho các nhà sản xuất trên toàn cầu.

Đầu năm nay, Australia cũng bắt đầu nhổ bỏ hàng triệu cây nho để kiểm soát tình trạng sản xuất quá mức khiến giá nho giảm mạnh và đe dọa đến sinh kế của người trồng nho và sản xuất rượu vang.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Pháp, nước này có 789.000 ha trồng nho, chiếm 11% diện tích vườn nho của thế giới. Bộ phận dự báo của Bộ Nông nghiệp Pháp thông tin, sản lượng dự kiến sẽ giảm từ 48 triệu hectolit (hl) xuống còn 40 triệu - 43 triệu hl, thấp hơn mức trung bình của 5 năm.

Theo tuyên bố, nguồn tài trợ cho chiến dịch “cung cấp hỗ trợ tức thời trước cuộc khủng hoảng thị trường mà ngành đang phải đối mặt được thực hiện bằng cách hỗ trợ cân bằng lại khối lượng sản xuất theo nhu cầu”.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top