Thế giới

Pháp chi 12 tỷ euro giải cứu Air France và Renault

ClockThứ Bảy, 25/04/2020 09:25
Pháp đã quyết định chi thêm 12 tỷ euro để cứu hãng hàng không Air France và hãng sản xuất ô tô Renault.

Pháp gia hạn lệnh phong tỏa đến ngày 11/5Pháp đặt hàng 250 triệu khẩu trang y tế vì COVID-19

Công ty hàng không quốc gia Pháp Air France chịu thiệt hại nặng nề vì dịch Covid-19. Ảnh: AP

Theo kế hoạch, sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ sau ngày 11/5, các nhà hàng, quán cà phê vẫn tiếp tục phải đóng cửa. Ngày 24/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc gặp với đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống. Đây là những doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề do phải đóng cửa trong suốt gần 2 tháng qua vì dịch Covid-19.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, Chính phủ Pháp cho biết sẽ áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, với các quỹ tài chính đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ, có từ 20 lao động trở xuống và có doanh thu dưới 2 triệu euro.

Theo thông báo của Bộ trưởng Kinh tế, ông Bruno Le Maire, các nhà hàng, cửa hàng cà phê có thể sẽ được mở cửa trở lại vào cuối tháng 5 tới với các quy định hoạt động đặc biệt nhằm tránh làm lây lan virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, Chính phủ Pháp cũng công bố các biện pháp hỗ trợ tài chính đặc biệt đối với 2 doanh nghiệp lớn của nước này là công ty hàng không quốc gia Pháp Air France và tập đoàn sản xuất xe hơi Renault.

Trong đó, nước Pháp sẽ dành gói tài chính “lịch sử” trị giá 7 tỷ euro cho công ty hàng không quốc gia, trong đó có 3 tỷ euro vay trực tiếp từ nhà nước và 4 tỷ còn lại từ các ngân hàng. Khoản vay 5 tỷ euro cũng được dành cho tập đoàn sản xuất xe hơi Renault.

Trong một diễn biến khác, ngày 24/4, Bộ Quân đội Pháp thừa nhận, Bộ này đã đặt mua một số lượng lớn thuốc chứa hoạt chất chloroquine từ Trung Quốc. Đây là hoạt chất được giáo sư Didier Raoult đề xuất nhằm chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Một cuộc thử nghiệm trên diện rộng đang được tiến hành tại Pháp và một số quốc gia châu Âu để xác nhận xem phương pháp này (bên cạnh một số phương pháp điều trị khác) có hiệu quả hay không. Bộ Quân đội Pháp cho rằng, việc mua chloroquine từ Trung Quốc nhằm thiết lập một kho dự trữ, sẵn sàng sử dụng nếu như phương pháp này được xác nhận có hiệu quả.

Ngày 24/4, Pháp ghi nhận thêm 389 ca tử vong vì dịch Covid-19. Tổng số ca thiệt mạng từ đầu mùa đã là 22.245, trong đó gần 14.000 ca tại hệ thống bệnh viện và gần 8.400 ca tại các trung tâm y tế xã hội và các trung tâm chăm sóc người cao tuổi.

Trong ngày 24/4, hệ thống bệnh viện Pháp tiếp tục được giảm áp lực khi tổng số bệnh nhân tiếp tục giảm, còn hơn 28.600 người. Trong khi đó, số ca bệnh nặng cũng tiếp tục giảm trong ngày thứ 16 liên tiếp, hiện còn 4.870 ca.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Return to top