Thế giới

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

ClockChủ Nhật, 22/12/2024 06:00
TTH - Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Châu Á - Thái Bình Dương: Công nghệ AI và lượng tử sẽ định hình an ninh mạng năm 2025Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

 Thời đại của AI đang lên ngôi. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Báo Tin tức

Sự khan hiếm của các kỹ năng liên quan đến trí tuệ nhân tạo, cụ thể là từ thành thạo về học máy (machine learning), kỹ thuật và khoa học dữ liệu, đến những hiểu biết về “đạo đức của AI”, những vấn đề này đang trở thành trở ngại lớn đối với tiến trình triển khai công nghệ một cách hiệu quả.

Thiếu hụt kỹ năng trầm trọng

Điều này được thể hiện rõ nhất trong kết quả của một báo cáo gần đây rằng, 47% giám đốc điều hành của các doanh nghiệp khi được hỏi cho biết, nhân viên của họ đang thiếu những kỹ năng cần thiết. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng của các công ty trong việc chuyển các dự án AI từ khái niệm đơn thuần sang hành động cụ thể.

Trước đó, báo cáo năm 2023 từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) chỉ ra rằng “trước năm 2027, cứ 10 lao động sẽ có 6 người cần được đào tạo kỹ năng, nhưng chỉ một nửa số lao động được cho là có thể tiếp cận với cơ hội này”.

Khoảng cách về kỹ năng này không chỉ là báo hiệu không tốt cho sự phát triển về nghề nghiệp của mỗi cá nhân, mà còn gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Có thể nói rằng, tận dụng cơ hội mà AI mang lại sẽ đòi hỏi các phương pháp tiếp cận giáo dục và đào tạo được cập nhật thời thế liên tục.

Trong năm tới, các tổ chức giáo dục và đào tạo có thể sẽ chú trọng nhiều hơn vào việc giảng dạy các kỹ năng về đạo đức AI, cùng với đó là cung cấp chương trình học tập suốt đời một cách linh hoạt và đưa AI vào các dịch vụ của họ để tăng tính cạnh tranh.

Đạo đức AI - Mối quan tâm cốt lõi

Bên cạnh đó, kỹ năng về đạo đức AI sẽ trở thành mối quan tâm cốt lõi. Được biết, chỉ trong vòng vài năm, AI tạo sinh đã trở nên khả dụng với bất kỳ người nào có máy tính và kết nối Internet. Đối với các nhà tuyển dụng và bộ phận công nghệ thông tin (IT) của các doanh nghiệp này, khả năng sẽ nảy sinh vấn đề về “AI ẩn”, hay sử dụng AI trái phép. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro về bảo mật và danh tiếng… Vì vậy, lực lượng lao động sẽ cần được đào tạo các kỹ năng về đạo đức AI để quản lý các tác nhân AI mới.

Hiện nay, người dùng luôn được yêu cầu các kỹ năng cần thiết để bảo vệ ứng dụng AI dựa trên các hoạt động AI có trách nhiệm. Để đạt được mục đích này, các nhà giáo dục sẽ nhấn mạnh vào công tác đào tạo về các nguyên tắc cơ bản của tính công bằng, minh bạch và quyền riêng tư của AI…

Trong bối cảnh AI và các công nghệ mới khác đang phát triển nhanh chóng, việc học tập suốt đời sẽ trở thành chuẩn mực mới. Quá trình này có thể được chia thành phát triển các kỹ năng đáp ứng nhu cầu trước mắt, dự đoán nhu cầu trong tương lai và cung cấp chuyên môn luôn có nhu cầu.

Cập nhật kỹ năng suốt đời

Với sự xuất hiện và phủ sóng của AI, nhiều vai trò truyền thống trong một tổ chức sẽ sớm được thay đổi. Đơn cử, một số nhân viên hiện đang làm việc độc lập (tức không quản lý người khác) có thể sẽ tham gia các nhóm làm việc mới, nơi con người đảm nhận nhiệm vụ quản lý các tác nhân AI. Và để chuẩn bị cho họ có thể đối mặt tốt với sự thay đổi cơ bản này, nhu cầu về các khóa học trực tuyến và chứng chỉ kỹ thuật số trong các lĩnh vực liên quan đến AI sẽ tăng lên. Cùng với đó, khi mạng xã hội ngày càng trở nên phức tạp, đảm bảo an ninh mạng với những kỹ năng cần thiết sẽ trở thành yêu cầu công việc trong tương lai.

Nhìn chung, đối với bất kỳ ai muốn duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường việc làm, việc học tập suốt đời là không thể thiếu.

Cuối cùng, công nghệ AI và tự động hóa có thể giúp các nền tảng giáo dục hiện tại hiệu quả hơn, với tiềm năng phát triển trong năm 2025 là rất lớn. Trong đó, các giải pháp hỗ trợ từ AI vốn trước đây được nhận định là “có thì tốt”, nay sẽ trở thành “phải có”.

Các đơn vị giáo dục sẽ tìm ra những cách thức mới để áp dụng AI nhằm cá nhân hóa và điều chỉnh trải nghiệm học tập, hiểu nhu cầu của học sinh và thúc đẩy hiệu quả trong công tác dạy và học. Trong những năm tới, các hệ thống và nền tảng giáo dục cũng sẽ được hưởng lợi từ các mô hình AI đa phương thức có thể xử lý âm thanh, video, biểu đồ và hình ảnh để cung cấp trải nghiệm học tập hiệu quả hơn, cá nhân hóa hơn. Bằng cách áp dụng AI, mọi đơn vị giáo dục của các quốc gia đều có thể nâng cao kết quả học tập và chuyên môn, cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí trên toàn nền kinh tế.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi thế giới với tiềm năng định hình lại sự phát triển toàn cầu. Với sức mạnh biến đổi và tốc độ áp dụng nhanh chóng, AI chắc chắn sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Trong kỷ nguyên công nghệ này, thế giới đang đón nhận những cơ hội to lớn, cũng như thách thức chưa từng có.

AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Return to top