Thế giới

Những cách thức giúp Ấn Độ đạt kim ngạch xuất khẩu 1.000 tỷ USD

ClockThứ Hai, 14/02/2022 14:31
Theo Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, với cách tiếp cận toàn diện và tích cực, mục tiêu 1.000 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa vào năm 2030 thực sự có thể đạt được nếu nước này thực hiện một sứ mệnh chiến lược.

Ấn Độ với tham vọng trở thành trung tâm chip bán dẫn toàn cầuViệt Nam-Ấn Độ có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ song phương

Công nhân kiểm tra các ống sợi trên máy dệt thảm tại một nhà máy ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau khi ngân sách liên bang được công bố hồi đầu tháng Hai, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) đã đề xuất những cách thức nhằm giúp nước này đạt mục tiêu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên 1.000 tỷ USD trong 4 năm tới.

CII - một tổ chức tư vấn và hiệp hội thương mại phi chính phủ - ngày 13/2 đã đưa ra báo cáo xác định 14 sản phẩm mới như máy móc và thiết bị điện, quần áo, sản phẩm hoá chất, đồ nhựa và 41 thị trường mới cần khai thác như Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Canada để tăng tốc xuất khẩu hướng đến mục tiêu 1.000 tỷ USD.

Chủ tịch CII T V Narendran cho biết: “Sự gia tăng xuất khẩu của Ấn Độ thời gian gần đây là bằng chứng rõ ràng về khả năng phục hồi kinh tế, năng lực sản xuất, tài năng khởi nghiệp của đất nước, cho phép Ấn Độ đáp ứng nhu cầu toàn cầu, kể cả trong thời gian ngắn. Với cách tiếp cận toàn diện và tích cực, mục tiêu 1.000 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa vào năm 2030 thực sự có thể đạt được nếu Ấn Độ thực hiện một sứ mệnh chiến lược."

Trong báo cáo “Đạt 1.000 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa: Lộ trình," CII đã nêu lên các sản phẩm và thị trường đích mà Ấn Độ cần chú trọng, đồng thời nêu bật một loạt hành động chính sách nhằm đạt được mục tiêu.

Báo cáo nhấn mạnh việc cần thiết hiện nay là Ấn Độ liên kết chặt chẽ với các chuỗi giá trị toàn cầu và thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực chủ chốt của đất nước.

Để đảm bảo gia tăng xuất khẩu, báo cáo nêu ra các khuyến nghị trong đó có cả khả năng tiếp cận thị trường từ phía cầu và khả năng cạnh tranh trong nước từ phía cung, hoàn tất hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn, thu hút các công ty toàn cầu và giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất trong nước.

Theo báo cáo, hiện tại Ấn Độ đang đàm phán hơn 20 thỏa thuận thương mại với các quốc gia như Anh, Canada, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và các nước trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).

Ấn Độ cần phải đẩy nhanh quá trình này. Hơn nữa, cần giải quyết các rào cản phi thuế quan trong các hiệp định thương mại hiện hành để thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường.

Báo cáo cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của các hiệp định đầu tư gắn chặt với các thỏa thuận thương mại.

Báo cáo nêu rõ vì xuất khẩu dựa vào đầu tư là một đặc điểm chính của năng lực xuất khẩu, cần khuyến khích các công ty đa quốc gia thiết lập cơ sở sản xuất ở Ấn Độ để tăng cường sự hiện diện của đất nước trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiện Ấn Độ đang trên đà đạt được kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 400 tỷ USD hàng hóa trong tài khóa hiện tại 2021-2022 (sẽ kết thúc vào ngày 31/3 tới)./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Return to top