Thế giới

Nhật: Ca COVID-19 giảm nhanh đến mức... không ai hiểu tại sao

ClockThứ Hai, 18/10/2021 08:57
Những tuần gần đây, dịch COVID-19 ở Nhật giảm nhiệt một cách nhanh chóng, nhanh đến mức một ủy ban chuyên gia của Bộ Y tế Nhật chưa kịp hiểu tại sao điều này xảy ra.

Lễ khai mạc đáng nhớ của Thế vận hội Tokyo 2020Điểm lại những thông tin trước thềm khai mạc Thế vận hội TokyoMỹ-Nhật-Hàn cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu, an ninh và đại dịchNhật Bản có khả năng mở rộng các biện pháp ngăn chặn đại dịchChuyên gia y tế cảnh báo về mối đe dọa COVID-19 ở Olympic Tokyo

Trong đợt bùng phát thứ 5, Nhật ghi nhận gần 26.000 ca COVID vào ngày 20-8 - Ảnh: Bloomberg

Theo báo Japan Times, trong suốt đợt bùng phát thứ 5, ca nhiễm theo ngày ở Nhật đạt mức kỷ lục 25.866 vào ngày 20-8, nhưng sau đó giảm dần và xuống dưới mức 1.000 ca vào ngày 3-10.

Ca nhiễm mỗi ngày ở thành phố Tokyo 14 triệu dân đạt đỉnh 5.773 vào ngày 13-8, rồi giảm xuống dưới 100 vào ngày 4-10, và hiện dao động xung quanh con số 50-60, tương đương tháng 6-2020.

Tính đến ngày 13-9, khoảng một nửa dân số Nhật đã tiêm ngừa COVID đầy đủ. Từ đó đến nay tỉ lệ đã tăng lên 66,1%, bên cạnh 74,7% dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi.

Nhiều cuộc khảo sát đã khẳng định hiệu quả cao của vắc xin COVID-19. Từ tháng 3 đến tháng 9, vắc xin đã giúp khoảng 650.000 người không nhiễm bệnh, giảm 7.200 ca tử vong - theo Bộ Y tế Nhật.

Theo khảo sát của tỉnh Wakayama, 81% trên tổng số 235 người đã tiêm ngừa đủ (rồi) nhiễm COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 không lây cho người khác, trong khi 72% người chưa tiêm ngừa và chỉ mới tiêm 1 mũi lây cho người xung quanh.

"Vắc xin hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng" - một quan chức Wakayama nhận định.

Giáo sư Atsuo Hamada, Đại học Y Tokyo, chỉ ra nhiều yếu tố có thể dẫn đến kết quả ca nhiễm giảm mạnh, bao gồm hiệu quả của tiêm chủng và thay đổi trong hành vi con người. Ví dụ từ sau Olympics Tokyo, nhiều người Nhật tự ý thức giữ gìn để không làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

"Chủng Delta dễ lây nhiễm hơn chủng virus gốc, nhưng nó có thể đã yếu đi bớt" - ông Hamada nhận xét về hiện tượng ca COVID-19 bắt đầu giảm trên khắp thế giới từ tháng 9 đến nay.

Ngoài ra, vị chuyên gia lưu ý có một tỉ lệ nhất định người bệnh không triệu chứng, do đó không xét nghiệm, nên con số thống kê chính thức thấp hơn.

Theo Tuổi trẻ Online

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Return to top