Thế giới

Chuyên gia y tế cảnh báo về mối đe dọa COVID-19 ở Olympic Tokyo

ClockThứ Sáu, 18/06/2021 16:01
TTH.VN - Các chuyên gia y tế hàng đầu của Nhật Bản hôm nay (18/6) cảnh báo rằng việc tổ chức Thế vận hội Olympic trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19 có thể làm tăng số ca nhiễm mới và cho biết việc cấm tất cả khán giả là phương án ít rủi ro nhất. Cảnh báo này được cho là có thể gây ra một số xung đột với các nhà tổ chức.

Nhật xem xét hủy bỏ Thế vận hội 2021 vì dịch bệnh tăng vọtNhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội OlympicNhật Bản: Thế vận hội Tokyo vẫn sẽ diễn ra trong mùa hè nàyThủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm đăng cai Olympic Tokyo vào năm 2021

Giữa bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt, nhiều người dân Nhật Bản muốn huỷ bỏ Olympic Tokyo. Ảnh: AFP/Laodong

Báo cáo do ông Shigeru Omi, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn y tế cho Chính phủ Nhật Bản dẫn đầu, được công bố sau khi trưởng ban tổ chức Tokyo 2020 nói rằng muốn cho phép tối đa 10.000 khán giả có mặt tại các sân vận động tổ chức sự kiện thể thao toàn cầu này, được ấn định sẽ khai mạc vào ngày 23/7 tới.

Sau 1 năm bị trì hoãn, dù lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19, Nhật Bản vẫn đang thúc đẩy việc tổ chức Thế vận hội trị giá hàng tỷ USD. Để đảm bảo an toàn, ban tổ chức Olympic đã cấm khán giả từ nước ngoài tham dự.

Theo Reuters, việc hủy bỏ sự kiện sẽ gây tổn thất rất lớn cho các nhà tổ chức, chính quyền Tokyo, các nhà tài trợ và công ty bảo hiểm.

Các chuyên gia cho rằng sự kiện này khác với các sự kiện thể thao thông thường về quy mô và sự quan tâm của xã hội, đồng thời nó cũng trùng thời điểm với các kỳ nghỉ hè... nên nguy cơ lây nhiễm COVID-19 có khả năng tăng cao và làm căng thẳng hệ thống y tế. Do đó, “tổ chức với các trận đấu không có khán giả là lựa chọn ít rủi ro nhất”.

Quyết định cuối cùng về sự tham dự của khán giả trong nước sẽ được đưa ra tại cuộc họp dự kiến sớm nhất vào ngày 21/6 giữa các nhà tổ chức Olympic Tokyo 2020, Ủy ban Olympic Quốc tế, Ủy ban Paralympic Quốc tế, chính phủ Nhật Bản và chính quyền Thủ đô Tokyo.

Chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga hôm qua đã quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế khẩn cấp vì COVID-19 ở 9 tỉnh, bao gồm cả Tokyo, trong khi vẫn duy trì một số hạn chế “bán khẩn cấp”.

Hồi đầu tuần, các chuyên gia y tế đã nhất trí rằng số lượng khán giả tại các sự kiện trong nước có thể tăng lên 10.000 người, nhưng chỉ ở những khu vực mà các biện pháp “bán khẩn cấp” đã được dỡ bỏ.

Tokyo dự kiến ​​sẽ áp dụng các hạn chế có quy mô nhỏ hơn cho đến ngày 11/7 sau khi tình trạng khẩn cấp hết hiệu lực ở thành phố này vào ngày 20/6.

Công chúng Nhật Bản hiện vẫn lo ngại về những rủi ro sức khỏe khi tổ chức Thế vận hội. Một cuộc khảo sát của đài truyền hình NHK trong tháng này cho thấy, 32% ủng hộ giới hạn khán giả, 29% không muốn có khán giả và 31% muốn Thế vận hội bị hủy bỏ.

Nhật Bản đã không trải qua những đợt bùng phát nghiêm trọng như ở những nơi khác nhưng sự gia tăng gần đây và việc triển khai tiêm chủng ban đầu khá chậm gây ra những lo ngại cho hệ thống y tế. Cả nước hiện đã ghi nhận hơn 776.000 ca mắc và hơn 14.200 ca tử vong liên quan đến COVID-19, trong khi chỉ mới 15% dân số được tiêm chủng ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top