Thế giới

Lễ khai mạc đáng nhớ của Thế vận hội Tokyo 2020

ClockThứ Bảy, 24/07/2021 08:19
TTH.VN - Ngôi sao quần vợt Nhật Bản Naomi Osaka ngày 23/7 đã thực hiện nhiệm vụ thắp sáng đài đuốc ở Sân vận động Quốc gia Nhật Bản, đánh dấu bắt đầu Thế vận hội Tokyo 2020 trong một buổi lễ khai mạc ngắn, tuy bị bao trùm bởi tình hình dịch bệnh phức tạp, song sự kiện vẫn được tôn vinh như một khoảnh khắc của niềm hi vọng toàn cầu.

Hoãn Olympic 2020: Cú sốc lớn cho ngành khách sạn Nhật BảnWHO hi vọng Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ hoãn lạiJapan Airlines tặng 50.000 vé bay nội địa miễn phí cho du khách quốc tếLiên Hiệp quốc thông qua nghị quyết ngừng bắn trước thềm thế vận hội Tokyo 2020Nhật Bản xây dựng thêm nhiều phòng khách sạn không rào cản

Ngôi sao quần vợt Nhật Bản Naomi Osaka thực hiện nhiệm vụ thắp sáng đài đuốc Olympic Tokyo 2020 ở Sân vận động Quốc gia Nhật Bản. Ảnh minh họa: Getty/Báo Pháp Luật 

Bị trì hoãn 1 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Thế vận hội năm nay sẽ được diễn ra mà không có cổ động viên tham gia cổ vũ cho các vòng thi, nhất là trong bối cảnh Tokyo – nơi diễn ra sự kiện thể thao này đang trong tình trạng khẩn cấp bởi đại dịch. Cùng lúc đó, các nước khác trên toàn thế giới cũng đang đấu tranh với số ca nhiễm bệnh ngày càng tăng.

Trong khuôn khổ buổi lễ, các vận động viên phần lớn đều đeo khẩu trang đã tiến hành lễ diễu hành tại Sân vận động Quốc gia Nhật Bản trong không khí im lặng. Trong hành trình diễu hành quanh sân vận động, ngọn đuốc đã được truyền tay từ các nhà vô địch Olympic đến các huyền thoại bóng chày – một bác sĩ và y tá – một vận động viên Paralympic và trẻ em từ các vùng ở Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất và sóng thần vào năm 2011 trước khi đến tay Naomi Osaka.

“Bài học mà chúng tôi rút ra là chúng ta cần đoàn kết hơn, cụ thể là đoàn kết hơn giữa các xã hội và đoàn kết hơn ngay trong các xã hội”, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach nhận định.

Thông thường, lễ khai mạc sẽ bao gồm màn trình diễn với sự tham gia của các ngôi sao và những người nổi tiếng. Song năm nay, chỉ hơn 1.000 người tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo, kết hợp với các quy tắc giãn cách xã hội nghiêm ngặt và những dấu hiệu kêu gọi khán giả trên khán đài “im lặng”.

Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympic Tokyo Seiko Hashimoto chia sẻ: “Với tình hình thế giới đang trong tình trạng khó khăn bởi đại dịch COVID-19, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đến các nhân viên y tế và tất cả những người đang nỗ lực vượt qua khó khăn”.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Thông tin doanh nghiệp:
Cách sử dụng kí tự đặc biệt để làm đẹp chữ kí số

Trong thời đại số hóa, chữ kí số không chỉ đơn thuần là một công cụ xác minh danh tính mà còn phản ánh phong cách và cá tính của người sử dụng. Để tạo nên sự khác biệt, việc thêm kí tự đặc biệt vào chữ kí số đang trở thành một xu hướng độc đáo. Nhưng làm sao để sử dụng kí tự đặc biệt đúng cách và hiệu quả? Hãy cùng khám phá!

Cách sử dụng kí tự đặc biệt để làm đẹp chữ kí số
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top