Thế giới

Nhật Bản: 1.000 doanh nghiệp phá sản do đại dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 03/02/2021 14:35
TTH.VN - 1.000 doanh nghiệp tại Nhật Bản đã phá sản do tác động của đại dịch COVID-19, khi thời gian hoạt động ngắn hơn và thói quen ở nhà để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh đã ảnh hưởng các ngành công nghiệp dễ bị tổn thương, với tác động đặc biệt nghiêm trọng đến các nhà hàng.

Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"Từ Nhật Bản đến Mỹ, người trẻ từ bỏ tìm việc

Một nhà hàng tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Con số này được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vừa quyết định gia hạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp, được áp dụng vào ngày 8/1 thêm 1 tháng, tức là đến ngày 7/3, điều này sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ.

Theo ước tính do Công ty nghiên cứu Tokyo Shoko Research công bố, ngành công nghiệp nhà hàng đã phải hứng chịu gánh nặng lớn nhất từ ​​tác động của đại dịch COVID-19, với 182 nhà hàng phá sản. Đợt bùng phát của dịch bệnh cũng có liên quan đến 84.773 người mất việc làm, trong đó lĩnh vực dịch vụ có hơn 11.463 người lao động mất việc làm, chiếm 13% trên tổng số.

Trong số các doanh nghiệp có vốn hóa từ 10 triệu yen trở lên, lĩnh vực dịch vụ nói chung gánh chịu tổn thất trước thuế là 109,4 tỷ yen trong quý III năm 2020, theo số liệu thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản. Bên cạnh đó, nợ có lãi của 23 doanh nghiệp nhà hàng niêm yết vào cuối tháng 11/2020 đã tăng 40% so với một năm trước đó.

Sanko Marketing Foods, công ty điều hành các nhà hàng Kinnokura izakaya, đã đóng cửa hoặc cắt giảm thời gian hoạt động tại 56 địa điểm trên toàn quốc. Ở trung tâm thủ đô Tokyo, một số nơi phải đối mặt với chi phí nhân công và tiền thuê mặt bằng lên tới 10 triệu yen mỗi tháng.

Trong khi đó, AP Holdings, công ty điều hành chuỗi nhà hàng Tsukada Nojo izakaya, đã tạm ngừng hoạt động tại khoảng 120 địa điểm vào tháng 1 vừa qua, tương đương với 70% tổng số nhà hàng dưới sự quản lý của công ty này. Một nhà quản lý cho biết, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp là điều "cực kỳ khó khăn".

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu

Sáng 24/1, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn
Liên quan đến việc nâng cấp dữ liệu thuế:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

Việc chưa việc đồng bộ dữ liệu của cơ quan thuế do có sự thay đổi về mã định danh các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Huế không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chậm cập nhật các thông tin liên quan địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến một số hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá
Return to top