Thế giới

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, thúc đẩy thịnh vượng

ClockThứ Hai, 09/09/2024 16:05
TTH.VN - Hãng tin Devdiscourse ngày 8/9 đưa tin, bài nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới (WB) được hai tác giả Federico Rossi và Michael Weber biên soạn đã khám phá vai trò then chốt của vốn con người trong phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

ASEAN: Những vấn đề chính trong phục hồi kinh tế sau đại dịchNhựa đang xâm nhập vào não người: Cần báo động toàn cầuChủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớnNhật Bản cam kết tăng cường hỗ trợ ASEAN trong lĩnh vực hàng hải và số hoáViệt Nam trở nên thu hút bởi nỗ lực trở thành trung tâm sản xuất tiên tiến

 Nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia thích ứng với thay đổi. Ảnh minh họa: thanhlapcongtyonline.com

Vốn con người, hay còn gọi là vốn nhân lực: là nguồn của các thói quen, kiến thức, thuộc tính xã hội và tính cách thể hiện ở khả năng thực hiện lao động để tạo ra giá trị kinh tế.

Một trong những lập luận chính trong bài nghiên cứu là vốn con người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiều rào cản khác nhau, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Những rào cản này góp phần đáng kể, gây ra khoảng cách lớn về năng suất và mức thu nhập giữa người giàu và người nghèo.

Mặc dù trình độ học vấn đã được cải thiện trên toàn cầu, nhưng những rào cản này vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, làm gia tăng bất bình đẳng và hạn chế tăng trưởng kinh tế.

Vai trò của vốn con người trong tăng trưởng kinh tế

Một vấn đề rất được quan tâm là mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Ở nhiều nước đang phát triển, việc sử dụng nhân tài bị cản trở bởi hạ tầng kém, thị trường lao động kém hiệu quả và thiếu cơ hội cho những người lao động có tay nghề cao, từ đó hạn chế tăng trưởng kinh tế.

Chính vì điều này, ngay cả khi người lao động ở các nước đang phát triển có trình độ học vấn cao hơn, các kỹ năng của họ thường không được tận dụng hết và làm giảm lợi nhuận từ vốn đầu tư con người. Điều này trái ngược hẳn với các nước giàu có, nơi vốn con người được sử dụng hiệu quả hơn và những người lao động có tay nghề cao có nhiều khả năng được tuyển dụng vào các ngành có năng suất cao như sản xuất và dịch vụ. Những khác biệt này trong việc sử dụng vốn con người đã và đang ngày càng làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các quốc gia giàu và nghèo.

Tương lai của nguồn nhân lực trong việc giải quyết thách thức toàn cầu

Trong bài nghiên cứu, WB cũng đi sâu vào vai trò của nguồn nhân lực trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, chuyển đổi nhân khẩu học và đô thị hóa nhanh chóng.

Khi nền kinh tế toàn cầu phát triển, những thách thức này dự kiến sẽ tái định hình nhu cầu về kỹ năng. Nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia thích ứng với thay đổi.

Đơn cử, khi biến đổi khí hậu tác động đến năng suất nông nghiệp, người lao động sẽ dịch chuyển sang các lĩnh vực ít phụ thuộc vào khí hậu hơn như dịch vụ và sản xuất. Hoặc khi đối diện với tình trạng thay đổi nhân khẩu học, già hóa dân số, người lao động lớn tuổi cần phải liên tục nâng cao kỹ năng để duy trì năng suất trong một nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng.

Ngoài ra, đô thị hóa, một xu hướng toàn cầu khác, cũng có liên quan chặt chẽ đến nguồn nhân lực. Các thành phố có xu hướng cung cấp nhiều cơ hội hơn để tích lũy và sử dụng nguồn nhân lực. Khi ngày càng có nhiều người chuyển đến các khu vực thành thị, nguồn nhân lực có khả năng sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế.

Vượt qua rào cản trong việc sử dụng vốn con người

Mặc dù tích lũy vốn con người là cần thiết, nhưng tự nó là không đủ để thúc đẩy phát triển.

Thách thức đặt ra là ngay cả khi người lao động có trình độ học vấn và kỹ năng, họ vẫn thường phải đối mặt với những rào cản ngăn họ thể hiện tối đa tài năng của mình trên thị trường lao động. Những rào cản này có thể bao gồm thể chế yếu kém, thị trường lao động kém hiệu quả và thiếu cơ hội trong các lĩnh vực kỹ năng cao.

Việc phân bổ sai tài năng càng làm giảm tác động của vốn con người đối với tiến trình phát triển kinh tế của một đất nước.

Đứng trước vấn đề này, WB kêu gọi chính phủ các nước triển khai các chính sách giải quyết rào cản đối với việc sử dụng vốn con người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi những rào cản thể hiện rõ ràng nhất. Các chính sách này nên tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả của thị trường lao động và thúc đẩy cơ hội trong lĩnh vực năng suất cao để đảm bảo có thể sử dụng tốt toàn bộ tiềm năng của vốn con người.

Nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy phát triển

Trong bài nghiên cứu, WB đã nhấn mạnh sự tương tác giữa tích lũy và sử dụng vốn con người trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Vốn con người vẫn là yếu tố quyết định chính của năng suất và tăng trưởng kinh tế, nhưng sử dụng tốt toàn bộ tiềm năng sẽ đòi hỏi nỗ lực đồng bộ để loại bỏ cản trở.

Được khai thác đúng cách, vốn con người có thể là chất xúc tác để vượt qua thách thức toàn cầu, thu hẹp khoảng cách thu nhập và tạo điều kiện cho tăng trưởng bền vững trong mọi giai đoạn phát triển kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện

Cùng với việc khẩn trương thực hiện các đề án để sáp nhập hai huyện Phú Lộc và Nam Đông theo Nghị quyết (NQ) số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Phú Lộc cũng đang triển khai các kế hoạch để tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và đảm bảo hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập huyện.

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện
Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách

Tối 31/12, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình đến thăm NHCSXH tỉnh nhân dịp quyết toán niên độ năm 2024.

Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách
Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

Cùng niềm phấn khích khi Huế sang trang mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động thêm hy vọng sẽ có những đột phá về chính sách an sinh, tiền lương để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá
Return to top