Thế giới

Nghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZeneca

ClockThứ Sáu, 16/04/2021 12:45
Nghiên cứu mới đây của Đại học Birmingham (Anh) cho thấy, 9/10 người trên 80 tuổi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca vẫn còn miễn dịch mạnh mẽ sau 6 tuần kể từ khi tiêm liều vaccine đầu tiên.

Giới chức châu Âu khẳng định vaccine AstraZeneca an toàn và hiệu quảTạm ngừng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á

Theo nghiên cứu, cả hai loại vaccine của AstraZeneca và Pfizer đều hoạt động hiệu quả như nhau trong việc khiến cơ thể tạo ra các kháng thể có thể chống lại virus SARS-CoV-2. Đặc biệt, nghiên cứu đã chứng minh vaccine có hiệu quả với người cao tuổi – nhóm người có hệ thống miễn dịch kém và phản ứng kém hơn với vaccine.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham đã tiến hành xét nghiệm máu của 165 người trên 80 tuổi đã được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên từ 5-6 tuần trước đó. Trong đó, 89 người tiêm vaccine AstraZeneca và 76 ngươi tiêm vaccine Pfizer.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy hiệu quả bảo vệ thực tế của vaccine COVID-19 AstraZeneca và Pfizer. Ảnh: AFP/Getty

Nghiên cứu của Đại học Birmingham cũng cho thấy, mũi tiêm đầu tiên vaccine AstraZeneca sẽ giúp kích hoạt phản ứng từ các tế bào bạch cầu - một phần quan trọng khác của hệ thống miễn dịch. Cấp độ hiệu quả của vaccine được tăng lên sau mũi tiêm thứ hai.

Tiến sĩ Helen Parry và Giáo sư Paul Moss, những người đã thực hiện nghiên cứu, cho biết trong số 32,3 triệu người được tiêm chủng vaccine AstraZeneca trên khắp Vương quốc Anh, mới có 7,9 triệu người đã được tiêm mũi thứ hai sau 12 tuần tiêm mũi thứ nhất.

Những người tiêm vaccine tham gia nghiên cứu đều có dấu hiệu được bảo vệ lâu dài khỏi virus ngay cả khi họ chưa tiêm liều thứ hai. Xét nghiệm máu của 165 người để tìm kháng thể COVID-19 cho thấy, 87% có các protein kháng virus từ 5-6 tuần sau mũi tiêm đầu tiên vaccine AstraZeneca và 93% với vaccine Pfizer.

Nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, khả năng miễn dịch của con người có thể kéo dài hơn ba tuần và thậm chí cải thiện theo thời gian. Tiến sĩ Helen Parry cho biết: “Chúng tôi biết rằng, cả vaccine Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả tốt trong thực tế, nhưng chúng tôi cũng cần hiểu các phản ứng miễn dịch cơ bản mà chúng tạo ra. Trong nghiên cứu, chúng tôi phát hiện phản ứng kháng thể ở hầu hết những người từ 80 tuổi trở lên trong 5 tuần tiêm liều vaccine đầu tiên”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết, một số người có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính vẫn có thể bị nhiễm virus và mắc COVID-19 nếu phản ứng miễn dịch của họ không đủ mạnh.

Trong khi thực hiện nghiên cứu, Tiến sĩ Helen Parry và Giáo sư Paul Moss cũng phát hiện, những người từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Xét nghiệm máu của 8 người tham gia nghiên cứu cho thấy, cơ thể họ tạo ra lượng kháng thể nhiều hơn 600 lần so với những người chưa từng mắc COVID-19.

Theo các nhà nghiên cứu, phản ứng miễn dịch cao hơn ở những người từng mắc COVID-19 là sự kích thích hệ thống miễn dịch hai lần. Do vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng vaccine sẽ có được tác dụng tương tự khi tiêm liều thứ hai. 

Nghiên cứu này của Tiến sĩ Helen Parry và Giáo sư Paul Moss đã  được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện

Cùng với việc khẩn trương thực hiện các đề án để sáp nhập hai huyện Phú Lộc và Nam Đông theo Nghị quyết (NQ) số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Phú Lộc cũng đang triển khai các kế hoạch để tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và đảm bảo hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập huyện.

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top