Thế giới

Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

ClockThứ Hai, 15/07/2024 17:50
TTH.VN - Nghiên cứu Tác động kinh tế (EIR) năm 2024 của Hội đồng Du lịch & Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo 2024 sẽ là một năm kỷ lục đối với ngành du lịch & lữ hành Nhật Bản, với những đóng góp kinh tế chưa từng có, tăng trưởng việc làm và chi tiêu mạnh mẽ của du khách. Triển vọng tích cực này phản ánh vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy nền kinh tế và lực lượng lao động của Nhật Bản, đưa đất nước này trở thành điểm đến du lịch hàng đầu toàn cầu.

Nhật Bản, Thái Lan dẫn đầu danh sách điểm đến du lịch của khách Trung QuốcCác sân bay bận rộn nhất thế giới cho thấy du lịch quốc tế tăng vọtKyoto có kế hoạch triển khai dịch vụ xe buýt du lịch để giải quyết tình trạng quá tải

Khách du lịch tham quan phố mua sắm ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN 

Đóng góp kinh tế

Ngành du lịch & lữ hành của Nhật Bản dự kiến trong năm nay sẽ đóng góp cho nền kinh tế gần 44.600 tỷ yên. Con số này tăng 5,7% so với mức đỉnh năm 2019, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành hiện chiếm 7,5% GDP của Nhật Bản. Sự đóng góp đáng kể này làm nổi bật khả năng phục hồi của du lịch và vai trò then chốt của ngành này trong bối cảnh kinh tế chung của Nhật Bản.

Gia tăng việc làm

Việc làm trong lĩnh vực du lịch & lữ hành của Nhật Bản được dự báo sẽ vượt 6 triệu vị trí trong năm nay, đánh dấu mức tăng 10% so với năm trước. Sự tăng trưởng này mang lại thêm 209.700 việc làm so với mức cao nhất trước đó của ngành du lịch, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này trong việc hỗ trợ lực lượng lao động Nhật Bản và thúc đẩy việc làm trong nước. Sự gia tăng số lượng việc làm cũng cho thấy tiềm năng của ngành du lịch trong việc cung cấp các cơ hội việc làm đáng kể và hỗ trợ ổn định kinh tế.

Chi tiêu của du khách

Chi tiêu của du khách dự kiến sẽ lập kỷ lục mới trong năm 2024. Chi tiêu của du khách quốc tế dự kiến sẽ tăng lên 6.300 tỷ yên, trong khi chi tiêu của du khách nội địa dự kiến sẽ đạt gần 24.900 tỷ yên. Những con số này lần lượt cao hơn 16% và 2% so với mức năm 2019, phản ánh sức hấp dẫn ngày càng tăng của Nhật Bản như một điểm đến du lịch hàng đầu và sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch nội địa.

Triển vọng tương lai

Hướng tới năm 2034, WTTC dự đoán đóng góp hàng năm của lĩnh vực này vào GDP của Nhật Bản sẽ đạt gần 48.640 tỷ yên, chiếm 7,9% GDP cả nước. Việc làm trong lĩnh vực này dự kiến sẽ đạt 6,8 triệu việc làm, tương đương cứ 10 người thì có 1 người làm việc trong ngành dữ hành & du lịch. Những dự báo này nhấn mạnh tiềm năng lâu dài của ngành và vai trò quan trọng của nó đối với tương lai kinh tế Nhật Bản.

Phục hồi và tăng trưởng

Năm 2023, ngành du lịch Nhật Bản đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, tăng hơn 1/3 (34,4%) lên gần 41.800 tỷ yên. Mặc dù ở dưới mức trước đại dịch, nhưng lĩnh vực này đã tạo ra 328.000 việc làm mới, nâng tổng số lên 5,5 triệu việc làm.

Chi tiêu của du khách quốc tế tăng đáng kể 447% lên 5.660 tỷ yên. Sự tăng trưởng đáng kể này phần lớn là do Nhật Bản mở cửa trở lại muộn so với nhiều điểm đến quốc tế khác. Chi tiêu du lịch nội địa cũng tăng 17,9%, đạt 23.410 tỷ yên, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động du lịch địa phương.

Thúc đẩy du lịch bền vững

Chính phủ Nhật Bản đã chủ động thúc đẩy du lịch bền vững thông qua nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm khuyến khích du lịch đến các điểm đến ít được chú ý hơn, thúc đẩy hợp tác địa phương và thực hiện các chiến lược đổi mới để giảm ùn tắc ở các điểm đến đông đúc. Những sáng kiến này không chỉ nâng cao trải nghiệm du lịch mà còn góp phần phát triển du lịch bền vững trên khắp Nhật Bản.

Bà Julia Simpson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành WTTC, cho rằng ngành du lịch & lữ hành của Nhật Bản chuẩn bị phá vỡ mọi kỷ lục, một phần nhờ đồng yên giảm giá, tạo điều kiện hấp dẫn du khách quốc tế. Tất cả các chỉ số đều tăng, từ đóng góp cho nền kinh tế Nhật Bản, tăng số lượng việc làm cho đến chi tiêu của du khách. Những cột mốc quan trọng này cho thấy sự nổi bậc của Nhật Bản giữa bối cảnh du lịch toàn cầu hiện nay.

Theo dự báo của các chuyên gia, ngành lữ hành & du lịch Nhật Bản sẽ “bùng nổ” trong năm nay với nhiều kỷ lục ấn tượng. Với những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, tăng trưởng việc làm và chi tiêu của du khách, lĩnh vực này sẵn sàng tác động đáng kể đến nền kinh tế quốc gia. Sự tập trung của chính phủ vào du lịch bền vững và các chiến lược đổi mới càng củng cố thêm vị thế của Nhật Bản như một điểm đến hàng đầu, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho ngành du lịch của quốc gia này, WTTC nhận định.

BẢO NGHI (Lược dịch từ WTTC)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá văn hóa, du lịch Huế tại EXPO 2025

Nằm trong chương trình Triển lãm thế giới EXPO 2025 diễn ra tại Osaka, Kansai, Nhật Bản, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế đã giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hóa, lịch sử vùng đất Cố đô Huế. Đặc biệt, năm nay TP. Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 của Việt Nam.

Quảng bá văn hóa, du lịch Huế tại EXPO 2025
Từ sông Chao Phraya bàn về khai thác du lịch trên sông Hương

Chao Phraya là dòng sông du lịch nổi tiếng ở Băng Cốc, Thái Lan, với nhiều dịch vụ phong phú. Khi so sánh với sông Hương ở Huế, hai dòng sông có nhiều nét tương đồng về khả năng phát triển du lịch, nhưng thực tiễn khai thác có sự khác biệt.

Từ sông Chao Phraya bàn về khai thác du lịch trên sông Hương
“Đánh thức” tiềm năng du lịch đường sông

Ngoài hệ thống các di sản được UNESCO ghi danh, các thắng cảnh nổi tiếng, Huế còn được biết đến với hệ thống các con sông đa dạng, cảnh quan ven sông đẹp, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Thế nhưng, nhiều năm qua, tài nguyên du lịch đường sông vẫn đang chủ yếu dừng lại dưới dạng tiềm năng.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch đường sông
Return to top