Thế giới

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

ClockThứ Sáu, 18/10/2024 18:41
TTH.VN - Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Nam Mỹ vượt kỷ lục về số vụ cháy rừngCháy rừng đẩy Canada vào top 4 quốc gia phát thải CO2 nhiều nhất thế giới năm 2023

 Khói bốc lên từ một vụ cháy rừng ở Canada. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây là kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Science. Theo đó, các vụ cháy rừng đang trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là ở một khu vực nhạy cảm với khí hậu là các khu rừng phương Bắc, trải dài từ Nga cho đến Bắc Mỹ. Các tác giả của nghiên cứu cho biết, lượng khí thải từ cháy rừng đã tăng gần gấp ba lần từ những khu rừng này trong 20 năm qua.

Nghiên cứu cho rằng, lượng khí thải tăng từ cháy rừng là do sự kết hợp của thời tiết thuận lợi hơn cho các vụ cháy rừng, và rừng phát triển nhanh hơn cung cấp vật chất hữu cơ dễ cháy. Cả hai xu hướng này đều được thúc đẩy bởi nhiệt độ tăng nhanh ở các vĩ độ cao ở phía Bắc, nơi đang nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu do tình trạng biến đổi khí hậu.

"Xu hướng tăng mạnh về lượng khí thải từ cháy rừng ngoài nhiệt đới lớn hơn là một lời cảnh báo về tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng tăng của rừng. Điều này đặt ra thách thức đáng kể đối với các mục tiêu toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu", ông Matthew Jones, tác giả chính của nghiên cứu, và là nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia ở Vương quốc Anh, cho biết.

Điều này là do rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu của Trái đất, hấp thụ khoảng một phần tư lượng carbon thải ra từ các hoạt động của con người, chẳng hạn như hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, các quốc gia trên thế giới cũng trông cậy vào việc tái trồng rừng và trồng rừng để giúp loại bỏ nhiều CO2 hơn khỏi khí quyển, “một kế hoạch chỉ có hiệu quả nếu cây vẫn đứng vững”, nhà nghiên cứu này lưu ý thêm.

Cuộc khủng hoảng cháy rừng ngày càng trầm trọng xảy ra vào thời điểm mà tình trạng đốt cháy các thảo nguyên và đồng cỏ đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, dẫn đến tổng diện tích bị cháy rừng giảm khoảng 25% kể từ năm 2001. Tuy nhiên, ông Matthew Jones và các đồng tác giả cho rằng, lượng khí thải từ cháy rừng trên toàn cầu vẫn chưa giảm, vì lượng khí thải từ các vụ cháy rừng đã xóa bỏ mọi lợi ích về khí hậu có được từ sự sụt giảm của các đám cháy thảo nguyên và đồng cỏ.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra mức độ nghiêm trọng của cháy rừng tăng mạnh, một thước đo lượng carbon thải ra trên một đơn vị diện tích bị đốt cháy. Theo đó, con số này tăng gần 50% trên toàn cầu.

"Điều này báo hiệu các vụ cháy rừng đang gây ra nhiều thiệt hại hơn cho các hệ sinh thái rừng so với trước đây. Qua đó sẽ thách thức khả năng phục hồi của rừng và thu hồi lại lượng carbon đã mất sau các vụ cháy", tác giả chính của nghiên cứu nhận định.

Ngoài ra, các vụ cháy rừng xảy ra nhiều hơn không chỉ là vấn đề đối với khí hậu. Sự gia tăng này còn khiến nhiều cộng đồng và cơ sở hạ tầng gặp nguy hiểm hơn, đồng thời đẩy các dịch vụ chữa cháy vào tình trạng căng thẳng. Một trường hợp cấp bách đã xảy ra vào mùa hè này ở Canada, khi một vụ cháy rừng thảm khốc xảy ra ở thị trấn nghỉ dưỡng Rocky Mountain Jasper, thiêu rụi một phần cộng đồng Alberta và buộc hàng chục nghìn người phải di dời.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Bloomberg & The Japan Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top