Thế giới

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

ClockThứ Hai, 09/09/2024 18:11
TTH.VN - Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh vừa bế mạc vào cuối tuần qua ở Italy, các đại diện từ Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh các cơ quan lập pháp có vị trí quan trọng trong việc định hướng phát triển AI và đảm bảo an ninh mạng trong tương lai.

SoftBank sẽ triển khai các dịch vụ y tế dựa trên AI nhằm điều trị ung thưGiới trẻ thúc đẩy việc ứng dụng Generative AI ở châu Á - Thái Bình DươngLĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọtMicrosoft công bố khoản đầu tư lớn nhất trong 32 năm hoạt động tại MalaysiaGiới chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ tấn công mạng tại Olympic Paris 2024 bằng AI

Các nước G7 thống nhất tiếp tục quản lý nhằm đảm bảo sử dụng AI lành mạnh. Ảnh minh họa: Cổng thông tin điện tử Học viện Cảnh sát Nhân dân 

Trong tuyên bố chung đã khẳng định, quốc hội mỗi quốc gia phải đóng góp vào “việc soạn thảo bộ quy tắc quản lý nhằm đảm bảo sử dụng AI một cách lành mạnh trong khuôn khổ các nguyên tắc và quyền mà các nước đều phải tuân thủ. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này và hỗ trợ triển khai thảo luận sâu về thị trường lao động liên quan.

Được biết, trong nhiệm kỳ chủ tịch G7 năm nay, Italy đã nhấn mạnh đến nhu cầu phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về AI.

Trong một thông tin có liên quan, trước đó, các nước G7 đã ký một thỏa thuận nhằm đoàn kết và khai thác tiềm năng đổi mới của AI để mở ra kỷ nguyên mới về năng suất toàn cầu và tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia cam kết sẽ làm việc trên một báo cáo chung mới nhằm khám phá các yếu tố đằng sau việc doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ AI, giúp cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách trên toàn nhóm.

Việc triển khai AI trong khu vực công cũng được nhấn mạnh là trọng tâm quan trọng đối với G7. Để đảm bảo các quốc gia có các công cụ cần thiết để triển khai công nghệ nhằm cải thiện các dịch vụ công, một bộ công cụ sẽ được phát triển vào cuối nhiệm kỳ Chủ tịch G7 của Italy. Trong đó, bộ công cụ này sẽ đặt ra các nguyên tắc thực tế giúp AI an toàn và đáng tin cậy, sau đó có thể được sử dụng cho việc hoạch định chính sách. Điều này có nghĩa là AI có thể thúc đẩy các dịch vụ công được thiết kế riêng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của công dân trên toàn cầu.

Nhận định về sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI), Bộ trưởng Bộ Khoa học, Đổi mới và Công nghệ Vương quốc Anh Michelle Donelan cho biết:

AI đã và đang là một sức mạnh phi thường vì lợi ích của xã hội, với tiềm năng to lớn để giải quyết một số thách thức lớn nhất của thế giới. Các nước được tin tưởng sẽ tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực khai thác tiềm năng to lớn của các công nghệ mới nổi này để mở ra những cơ hội mới và tăng tốc năng suất.

Việc thực hiện điều này cùng với các đối tác G7 sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trên toàn cầu, từ đó cùng nhau giải quyết một loạt các thách thức chung.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Xinhua Net & gov.uk)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi thế giới với tiềm năng định hình lại sự phát triển toàn cầu. Với sức mạnh biến đổi và tốc độ áp dụng nhanh chóng, AI chắc chắn sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Trong kỷ nguyên công nghệ này, thế giới đang đón nhận những cơ hội to lớn, cũng như thách thức chưa từng có.

AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top