Thế giới

Lãnh đạo các nước họp bất thường để bàn về ảnh hưởng của dịch COVID-19

ClockThứ Năm, 26/03/2020 14:47
TTH.VN - Ngày 26/3, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham gia cuộc họp trực tuyến mới nhất về tình hình dịch COVID-19, nhất là khi hơn 21.000 sinh mạng đã bị cướp đi và hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới hiện đang chịu hạn chế đi lại nghiêm ngặt nhất lịch sử.

Singapore hợp tác với 6 quốc gia để duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu1/3 dân số toàn cầu bị “cô lập” để chống dịch COVID-19Cập nhật Covid-19: Châu Âu hơn 20.000 ca mắc, trên 1.500 ca tử vong trong 1 ngàyNhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủPháp: Số ca tử vong vì COVID-19 vượt mốc 1.000 người

COVID-19 hiện đang là đại dịch toàn cầu. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Khi đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu với tốc độ kinh hoàng, cảnh báo cũng tăng lên liên tục về mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia cho rằng thậm chí dịch bệnh còn để lại hậu quả kinh khủng hơn so với cuộc Đại suy thoái.

Đại diện cho các tổ chức quốc tế, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới cùng nhau hành động để ngăn chặn mối đe dọa này.

Cùng với việc đưa ra lời kêu gọi đối với khoản hỗ trợ 2 tỷ USD để giúp đỡ người nghèo trên thế giới, vị lãnh đạo khẳng định: “COVID-19 đang đe dọa toàn bộ nhân loại và toàn bộ nhân loại phải chống trả nó. Hành động toàn cầu và sự đoàn kết hiện đang đóng vai trò rất quan trọng, nhất là khi phản ứng riêng lẻ của từng quốc gia sẽ không đủ”.

Được biết, số người tử vong do COVID-19 đang tiếp tục gia tăng, với Mỹ là quốc gia thứ 6 trên thế giới có số lượng thương vong tính bằng đơn vị hàng ngàn.

Cụ thể, có ít nhất 1.041 trường hợp ghi nhận đã tử vong do dịch bệnh tại Mỹ. Thống kê của Đại học Johns Hopkins cũng cho thấy nước này đang có gần 70.000 ca dương tính với virus. Trong khi đó, trên toàn cầu, số ca nhiễm bệnh nhìn chung đang chạm mốc gần 1 triệu trường hợp.

Tỷ lệ lây nhiễm cao ở Mỹ khiến nước này đối mặt với cơn sốt mua vũ khí, một chủ cửa hàng cho biết trong cuộc trao đổi với báo giới của tờ AFP. Khách hàng đang rơi vào hoảng loạn. Rất nhiều người mua súng săn, súng ngắn, súng AR-15 (súng trường bán tự động) do họ sợ rằng sẽ có người đột nhập vào nhà để ăn cắp tiền mặt, giấy vệ sinh, nước đóng chai và thức ăn.

Trong một thông tin có liên quan, khoảng ½ dân số Mỹ đang bị hạn chế đi lại. Song Tổng thống Donald Trump mới đây cho biết ông sẽ xem xét các khu vực ít bị ảnh hưởng để ra quyết định liệu người dân ở những nơi này có thể quay trở lại làm việc như bình thường hay không.

Về hậu quả của COVID-19, các nhà kinh tế học nhận định rằng việc hạn chế đi lại áp cho 3 tỷ người trên toàn cầu nhiều khả năng có thể gây ra cuộc suy thoái dữ dội nhất trong lịch sử. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng vọt, đặt biệt ở những quốc gia vốn chứng kiến mức độ thất nghiệp thấp nhất lịch sử, đơn cử như Mỹ và Anh.

James Bullard, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chi nhánh St Louis đã dự đoán tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng có là 30%, trong khi châu Âu cũng phải chịu cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng 12% vào cuối tháng 6 tới. Các nhà lãnh đạo của khối G20 sẽ nhanh chóng tham gia vào một cuộc họp trực tuyến vào cuối ngày 26/3 này để bàn về những viễn cảnh khủng khiếp này.

“Khi thế giới đối mặt với đại dịch COVID-19 với những thách thức trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và nền kinh tế của các nước trên toàn cầu, chúng tôi triệu tập hội nghị thượng đỉnh G20 bất thường này để cùng nhau đoàn kết đề ra các phương án hướng tới phản ứng toàn cầu”, Quốc vương của Saudi Arabia, hiện là nước đang nắm quyền chủ tịch G20 tuyên bố.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Return to top