Thế giới

Kinh tế ASEAN dự kiến phục hồi ​​mạnh mẽ trong năm 2022

ClockThứ Sáu, 28/01/2022 07:17
TTH.VN - Sự phục hồi kinh tế ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được dự kiến ​​sẽ mạnh mẽ trong năm nay. Đây là nhận định được các nhà kinh tế và các chuyên gia khác đưa ra tại một phiên thảo luận do Hội đồng Kinh doanh Liên minh châu Âu (EU) – ASEAN tổ chức vào ngày 27/1.

Kết nối ASEAN là chìa khóa cho thịnh vượngGDP ASEAN+3 sẽ chạm mốc 4,9% trong năm 2022

Các tàu chở hàng tại một cảng ở Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á sẽ ở mức 5,1% trong năm nay.

Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, có một số sự không chắc chắn về việc liệu các Chính phủ sẽ tái áp đặt những biện pháp hạn chế hay không, và liệu tăng trưởng kinh tế sẽ mang tính đồng đều hay không, do một số nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi đại dịch COVID-19, so với những nền kinh tế khác.

Ông Joseph Incalcaterra, chuyên gia kinh tế trưởng về ASEAN tại Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC cho rằng, hồi năm ngoái, một số quốc gia đã không được chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta.

"Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách thực tế hơn và họ hiểu rằng, COVID-19 sẽ không biến mất. Các quốc gia từng gắn bó với chính sách zero-COVID hồi năm ngoái đã từ bỏ điều đó", ông Joseph Incalcaterra lưu ý; đồng thời nói thêm, cam kết chung sống với COVID-19 sẽ cho phép các quốc gia ASEAN linh hoạt hơn với những hành động chính sách của họ.

"Nhìn chung, rất rõ ràng là chúng ta sẽ không chứng kiến ​​những đợt phong toả giống như chúng ta đã chứng kiến", chuyên gia kinh tế Joseph Incalcaterra nhận định.

Trong một động thái liên quan, ông Andrew Naylor, Giám đốc phụ trách ASEAN tại Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho hay, cách các Chính phủ phản ứng trước sự xuất hiện của một biến thể mới là một sự không chắc chắn, có thể cản trở tăng trưởng kinh tế.

"Điều quan trọng là liệu sẽ có sự xuất hiện của một biến thể mới có thể thoát khỏi vaccine hay không... Tôi nghĩ đó là cơn gió ngược lớn và quan trọng nhất ở ngay trước mắt mà tôi thấy", ông Andrew Naylor khẳng định.

Bên cạnh đó, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Marty Natalegawa cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế có thể không đồng đều ở tất cả các quốc gia trong ASEAN, bởi đại dịch COVID-19 gây ra những tác động khác nhau đến các phân khúc xã hội khác nhau.

Đại dịch dẫn đến tác động không cân xứng lên các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn và mới nổi, vì những quốc gia này có xu hướng có ít nguồn lực hơn để chống lại các cú sốc bên ngoài và hỗ trợ nền kinh tế của họ.

Ngoài ra, theo nhận định từ các nhà tham luận, ASEAN có thể phục hồi tốt như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ mà khối khu vực có thể dựa vào các xu hướng toàn cầu, chẳng hạn như sự tập trung vào tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế trưởng về ASEAN tại HSBC cho rằng, các nhà sản xuất, đặc biệt là những công ty ở phương Tây sẽ xem xét lượng khí thải carbon của một quốc gia và điện năng được tạo ra như thế nào, trước khi đưa ra sự lựa chọn để thực hiện khoản đầu tư.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Return to top