Thế giới

Kiểm soát đại dịch COVID-19: Một lĩnh vực mới trong hợp tác quốc phòng ASEAN

ClockThứ Hai, 23/03/2020 14:54
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố COVID-19 là đại dịch. Ở Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia đã báo cáo ghi nhận trường hợp dương tính với virus.

Các nước cam kết ký RCEP vào cuối năm theo kế hoạch bất chấp COVID-19COVID-19: Số ca nhiễm ở ASEAN tăng theo đơn vị trăm, thế giới tăng hàng ngànCiti cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN xuống còn 2,9%ASEAN đối mặt thách thức trong việc học trực tuyến giữa đại dịch COVID-19Các nước ASEAN mạnh mẽ trên con đường kiểm soát dịch COVID-19

ASEAN đang tích cực hợp tác kiểm soát đại dịch COVID-19: Ảnh minh họa: Reuters/Thanh Niên

Giữa lúc nhiệm vụ đối phó và làm giảm nhẹ tác động của dịch bệnh đã và đang được triển khai bởi các cơ quan chức năng ở các nước trong khu vực, những cơ quan quốc phòng của các quốc gia ASEAN hiện cũng đang vật lộn với thực tế rằng họ cũng có một phần trách nhiệm phải kiểm soát ổ dịch COVID-19 trong phạm vi tương ứng của mỗi quốc gia, đặc biệt là khi dịch bệnh leo thang và áp đảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Vào ngày 19/2, Việt Nam – Chủ tịch ASEAN năm 2020 đã tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM). Việt Nam cũng đã công nhận mức độ nghiêm trọng của đại dịch, từ đó tuyên bố chương trình nghị sự sẽ tập trung vào vấn đề hợp tác để đối phó với mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng này và ra tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh COVID-19.

Trong tình hình dịch này, các tài sản quân sự đã và đang chứng minh sự hữu ích của mình. Đơn cử, ở Trung Quốc, lực lượng giải phóng quân nhân dân Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai nhân viên y tế đến Vũ Hán - tâm dịch để điều trị cho bệnh nhân. Với sự sẵn có về nhân viên y tế, thiết bị y tế và cả năng lực trong phòng thủ hóa học, sinh học và phóng xạ..., họ hoàn toàn có thể hỗ trợ ngành y tế đối phó với bệnh truyền nhiễm.

Đương nhiên, sự hỗ trợ của tài sản quân sự sẽ được xem xét triển khai phối hợp một cách thích hợp, nhất là khi đại dịch trở nên mất kiểm soát, khiến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị quá tải. Lúc này, sự hỗ trợ của quân đội trong công tác cung cấp các dịch vụ y tế sẽ được coi như phương án cuối cùng.

Có thể nói, sự khẩn cấp phải hành động gây nên bởi đại dịch nghĩ là đưa quân đội các nước ASEAN vào thế luôn phải sẵn sàng đối phó với bất kỳ sự leo thang nào của đại dịch ở biên giới nước mình, hoặc hợp tác chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực để triển khai hành động ứng phó chung.

Nhìn về tương lai, điều này có thể đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng ASEAN về kiểm soát đại dịch.

Đương nhiên, kế hoạch này cũng phải đối mặt với nhiều rào cản về biên giới, thông tin mật..., và ASEAN cần phải tiếp tục loại bỏ những thách thức này.

Trong một thông tin có liên quan, với bối cảnh địa chính trị không chắc chắn như hiện nay, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn biến như thế nào khi dịch COVID-19 đều tác động đến nền kinh tế của hai cường quốc, các nước ASEAN phải tập hợp ý chí chính trị để tiếp tục triển khai hợp tác quốc phòng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kiểm soát dịch bệnh. Điều này sẽ giúp ASEAN xây dựng một cộng đồng gắn kết và nhạy bén hơn, đồng thời giúp ASEAN duy trì tính trung tâm của mình khi ASEAN thể hiện khả năng lãnh đạo hợp tác quốc phòng khu vực về kiểm soát đại dịch. Nhìn chung, các cơ quan quốc phòng ASEAN có thể rút ra được những bài học từ đại dịch và thúc đẩy phương pháp hợp tác quốc phòng trong việc kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh khác trong tương lai nếu có. Tất nhiên, khu vực cũng phải chú trọng xem xét cách thức hợp tác để đảm bảo sự bất khả xâm phạm vào chủ quyền quốc gia.

Đan Lê (Lược dịch từ The Diplomat)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Return to top