Thế giới

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ làm chấn động thị trường nhiên liệu châu Á

ClockThứ Ba, 30/01/2024 16:55
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng vận tải trên Biển Đỏ đang tạo ra làn sóng biến động trên khắp thị trường nhiên liệu châu Á, làm tăng chi phí ngay cả trên các tuyến không sử dụng đường thủy, đồng thời thúc đẩy người bán giảm phí bảo hiểm hàng hóa để bù đắp cước vận chuyển cao hơn.

Giá cước vận tải container tăng vọt do lo ngại căng thẳng Biển Đỏ kéo dàiCác cuộc tấn công trên Biển Đỏ làm gián đoạn thương mại thế giới

Nhiều công ty vận tải biển buộc phải chuyển hướng tàu ra khỏi Biển Đỏ sau các cuộc tấn công của phiến quân Houthi. Ảnh: AFP/Laodong

Giá vận chuyển các sản phẩm như xăng đã tăng vọt khi một số tàu phải di chuyển quãng đường xa hơn để tránh Biển Đỏ sau các cuộc tấn công của phiến quân Houthi. Điều này đã thắt chặt thị trường, ban đầu làm tăng chi phí của các tuyến đường dài qua Trung Đông, và giờ đây lan sang các chuyến đi trong khu vực châu Á.

Theo dữ liệu của Baltic Exchange, chi phí vận chuyển 35.000 tấn nhiên liệu từ Hàn Quốc đến Singapore đã tăng gần 50% trong tuần trước lên hơn 49.000 USD/ngày, mức cao nhất kể từ năm 2022. Tương tự, chi phí của các tàu chở dầu lớn hơn nối Trung Đông với Nhật Bản cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2020.

Thị trường hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là dầu thô và các sản phẩm liên quan – vốn đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng dồn ứ, và càng trở nên tồi tệ hơn trong những ngày gần đây sau khi tàu chở đầy nhiên liệu Marlin Luanda bị đốt cháy bởi tên lửa của lực lượng Houthi.

Ông Anoop Singh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vận tải toàn cầu tại Oil Brokerage, cho biết: “Vụ tấn công gần đây nhất nhằm vào một tàu chở dầu cho thấy mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn chứ hề không tốt lên”.

Cũng theo ông Singh, những sự chuyển hướng này đã dẫn đến nhu cầu về tàu chở dầu sạch chở các sản phẩm tinh chế tăng 3% và nhu cầu về tàu chở dầu bẩn tăng khoảng 1%.

Để đối phó với chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, các nhà sản xuất nhiên liệu buộc phải giảm giá hàng hóa để duy trì nguồn cung giá phải chăng cho khách hàng, trong bối cảnh nhu cầu mua dầu gas và nhiên liệu máy bay giảm nhẹ. Ví dụ, công ty lọc dầu SK Energy Co. đã bán 3 lô dầu diesel vào tuần trước với mức chiết khấu cao hơn trong khi hủy bỏ lời đề nghị mua một lô hàng nhiên liệu máy bay do giá thầu thấp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ leo thang đang gây lo ngại trên khắp các thị trường hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là dầu thô và các sản phẩm liên quan, khi tình hình chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tác động của các cuộc tấn công trả đũa do Mỹ dẫn đầu chống lại các cuộc tấn công của phiến quân Houthi càng làm tăng thêm sự phức tạp và không chắc chắn về những diễn biến trong tương lai.

Những sự gián đoạn này có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa trong toàn bộ chuỗi cung ứng khi các công ty phải vật lộn với chi phí vận chuyển cao hơn và nguy cơ chậm trễ trong việc nhận nhiên liệu thiết yếu. Khi căng thẳng vẫn tiếp diễn ở khu vực hàng hải quan trọng này, các bên tham gia thị trường sẽ phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của những sự kiện này trước mối lo ngại về những tác động địa chính trị rộng lớn hơn.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

Lái xe chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); chưa cam kết về việc chạy xe đúng tốc độ quy định; công ty không cấp thẻ nhận dạng cho lái xe… Đó là những hành vi vi phạm được lực lượng nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải
Return to top