Thế giới

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 tại Campuchia

ClockThứ Tư, 14/09/2022 16:46
Chương trình nghị sự của AEM-54 và các hội nghị liên quan diễn ra từ 11-18/9, tập trung vào tăng trưởng trong khu vực, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và trao đổi thương mại với các nước.

AEM 53: Sáng kiến "trung hòa carbon" cho ASEAN được đánh giá caoASEAN 2020: Chủ động thích ứng, kết nối trong hoạt động của AEM 52ASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khốiHiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ sớm được ký kếtQuan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển

Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Hội nghị AEM-54. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 14/9, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các hội nghị liên quan đã chính thức khai mạc tại khách sạn Sokha Siem Reap (tỉnh Siem Reap, Vương quốc Campuchia) với sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại các nước ASEAN.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã ôn lại chặng đường Campuchia hội nhập cùng các quốc gia và đối tác trong khu vực và thế giới trong xây dựng cộng đồng chung, nhất là cộng đồng kinh tế ASEAN theo kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2025 và tăng cường đối thoại với các đối tác ngoại khối; đồng thời, điểm lại những nỗ lực và thành tựu của ASEAN trong hành trình 30 năm hội nhập kinh tế khu vực, kể từ thời điểm thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992 đến nay, những đóng góp quan trọng trong việc củng cố và phát triển ASEAN trên mọi lĩnh vực, đưa ASEAN trở thành khu vực có quy mô kinh tế lớn thứ 3 của châu Á và thứ 6 của thế giới.

Điểm lại những khó khăn chung do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh những nỗ lực và ưu tiên của nước chủ nhà ASEAN 2022 nhằm đảm bảo tính hiệu quả của ASEAN trong ứng phó với các thách thức và rủi ro liên quan, đặc biệt là thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng bộ.

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển, ASEAN cần lưu ý nhiều hơn đến hệ thống thương mại trên cơ sở luật lệ, nguyên tắc toàn cầu hóa, cơ chế đa phương, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, vấn đề chống bảo hộ và nâng cao khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, việc kết nối hậu cần, xây dựng kinh tế số, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững và an ninh lương thực…

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhắc lại ý tưởng đề xuất thành lập Thỏa thuận xanh ASEAN mà ông đã đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan diễn ra hồi đầu tháng trước tại Phnom Penh, trong bối cảnh thế giới và ASEAN đang đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu và yêu cầu hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững 2030 của khối này.

Ông bày tỏ tin tưởng thỏa thuận này sẽ giúp khu vực ASEAN từng bước hướng tới tương lai bền vững, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thích ứng tốt và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ Trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu tại Hội nghị AEM-54. (Ảnh: TTXVn phát)

Chương trình nghị sự của Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 11-18/9, tập trung vào tăng trưởng trong khu vực, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và trao đổi thương mại với các nền kinh tế hàng đầu.

Trong những ngày tới, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ tiến hành hàng loạt phiên thảo luận với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, Canada và Nga, cùng các đối tác trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan, hội nghị các quan chức thương mại cấp cao ASEAN đã diễn ra từ ngày 11-13/9.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top