Thế giới

AEM 53: Sáng kiến "trung hòa carbon" cho ASEAN được đánh giá cao

ClockThứ Bảy, 11/09/2021 16:14
Chủ tịch Ban Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi mong muốn làm việc với Malaysia để thúc đẩy sáng kiến “trung hòa carbon” và làm sâu sắc hơn cam kết hướng tới tính bền vững và công nghệ xanh.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51

Bộ trưởng Mohamed Azmin Ali. Nguồn: bernama.com

Ngày 11/9, Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp Malaysia (MITI) ra thông cáo báo chí về Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 53 (AEM 53) và các hội nghị liên quan diễn ra trong hai ngày 8-9/9 vừa qua.

Thông cáo nêu rõ hội nghị đã kết luận về triển vọng tích cực cho tăng trưởng kinh tế hơn nữa và tầm quan trọng của vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời cam kết cùng hợp tác để vượt qua cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 một cách thành công.

Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại quốc tế và công nghiệp Mohamed Azmin Ali đã dẫn đầu đoàn đại biểu Malaysia tham dự Hội nghị AEM 53 do Brunei Darussalam làm Chủ tịch ASEAN 2021.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Azmin nhấn mạnh sự cấp thiết của vai trò trung tâm của ASEAN và sự cần thiết phải tiếp tục nỗ lực với quyết tâm cao hơn để đối phó với những thách thức của đại dịch để khu vực trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn.

Ông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xúc tiến thực hiện tất cả các sáng kiến trong khuôn khổ ACRF nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa nền kinh tế trở lại và thúc đẩy phục hồi khu vực.

AEM cũng hoan nghênh việc hoàn thiện Lộ trình Bandar Seri Begawan: Chương trình nghị sự về chuyển đổi kỹ thuật số của ASEAN nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế và hội nhập kinh tế kỹ thuật số của ASEAN (BSBR), vốn sẽ cung cấp kế hoạch tập trung cho ASEAN nhằm phát triển môi trường thuận lợi cho một nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN mạnh mẽ và đảm bảo khu vực phát triển mạnh mẽ hơn từ đại dịch.

Để hỗ trợ lộ trình và kêu gọi triển khai nhanh chóng, ông Azmin cho biết Malaysia đã kịp thời giải quyết các nhu cầu trước mắt và ngắn hạn về chuyển đổi kỹ thuật số của khu vực, đồng thời tái khẳng định cam kết của Malaysia trong việc kết hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật số trong các thỏa thuận và hợp tác thương mại quốc tế để tạo ra một môi trường thương mại kỹ thuật số với sự ổn định, rủi ro thấp hơn và giảm chi phí lệ thuộc.

Sáng kiến này bổ sung cho Kế hoạch mang tên “MyDIGITAL” của Malaysia, đề ra các chiến lược thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cũng như chuyển đổi sang một nền kinh tế có thu nhập cao dựa trên công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật số.

Đề cập đến yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), Bộ trưởng Azmin cho rằng những yếu tố này là trọng tâm của các yếu tố chính trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, và là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc tạo ra giá trị lâu dài, tích hợp các doanh nghiệp ASEAN vào các mạng lưới quốc tế và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.

Trong bối cảnh này, Bộ trưởng đã đề xuất khái niệm “trung hòa carbon” cho ASEAN và tìm kiếm các cuộc thảo luận về cơ hội đầu tư trong nền Kinh tế Xanh, đã được các Bộ trưởng nhiệt liệt hoan nghênh và Chủ tịch AEM, Tiến sĩ Amin Liew Abdullah, tán thành.

Trong thời gian tới, Chủ tịch Ban Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, cũng bày tỏ mong muốn làm việc với Malaysia để thúc đẩy sáng kiến này và làm sâu sắc hơn cam kết hướng tới tính bền vững và công nghệ xanh.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Return to top