Thế giới

Khả năng nào cho quan hệ chiến lược Việt - Mỹ

ClockThứ Năm, 16/07/2020 15:21
TTH.VN - Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ như những gì được nêu trong Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 2017, Chiến lược quốc phòng Mỹ 2018 và Báo cáo Ấn Độ - Thái Bình Dương 2019.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Donald Trump chúc mừng 25 năm quan hệ Việt - MỹĐại sứ Mỹ Kritenbrink: Lợi ích của Mỹ nằm ở sự thành công của Việt NamWHO: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhất ở châu MỹASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung QuốcNam Mỹ là ổ dịch mới của thế giới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một lần gặp gỡ hồi năm 2019. Ảnh minh họa: AFP/ Vnexpress

Mặc dù từng là kẻ thù, song Mỹ và Việt Nam bắt đầu trở thành đối tác khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013. Đến năm 2020, năm nay đánh dấu 25 năm kỷ niệm bình thường hóa quan hệ ngoại giao và câu hỏi đặt ra là hai bên có tiếp tục nâng cấp mối quan hệ lên quan hệ đối tác chiến lược?

Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, hai bên đã cam kết tăng cường quan hệ ngoại giao và quan hệ chính trị. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng đến thăm Nhà Trắng bao gồm Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2013), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (2015) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2017). Từ phía Mỹ, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống đương nhiệm Donald Trump cũng đã đến thăm Việt Nam lần lượt vào hai năm 2016 và 2017. Khi Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào tháng 2/2019, ông cũng đã có cuộc gặp chính thức với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Trong một thông tin khác có liên quan, thương mại song phương Việt - Mỹ đã chứng kiến mức tăng trưởng 261% trong giai đoạn 2013 - 2019, tức từ 29,7 tỷ USD lên thành 77,6 tỷ USD. Mỹ hiện cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Về quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt, mối quan hệ này được tăng cường mạnh mẽ nhất từ năm 2014, khi Trung Quốc kéo dàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông gần quẩn đảo Hoàng Sa. Vào năm 2016, trong chuyến thăm đến Việt Nam của mình, Cựu Tổng thống Barack Obama cũng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí chết người cho Việt Nam. Kể từ đó, Mỹ đã và đang giúp đỡ Việt Nam cải thiện năng lực hàng hải. Việt Nam cũng đã tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2018 và dự định sẽ tiếp tục tham gia lần 2 vào năm 2020...

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song đương nhiên vẫn còn thách thức trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Quyết định của Tổng thống Donald Trump trong việc rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp định thương mại tự do toàn diện và tiêu chuẩn cao giữa 12 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ thương mại với Việt Nam.

Bên cạnh vấn đề TPP, hai nước vẫn còn nhiều thách thức khác trong quan hệ thương mại. Cụ thể, mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam vẫn đang chứng kiến mức tăng đều đặn từ năm 1997, vượt 20 tỷ USD trong năm 2014. Khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, mức thâm hụt đối với Việt Nam cũng tăng lên đến 41%, cụ thể là từ 39,5 tỷ USD vào năm 2018 đến 55,8 tỷ USD trong năm 2019.

Hợp tác quốc phòng, an ninh Việt - Mỹ mặc dù tăng trưởng ấn tượng, song vẫn không đạt được như mong đợi, nhất là về vấn đề mua vũ khí.

Nhìn chung, bất chấp còn nhiều vấn đề, song triển vọng cho quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ chủ yếu là tích cực. Đáp lại mối quan tâm của Mỹ về thâm hụt thương mại, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết trong nỗ lực cân bằng cán cân thương mại. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết sẽ tăng nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là hàng nông sản và tuyên bố rằng chính phủ Việt Nam đam xem xét giảm thuế đối với nông sản nhập khẩu từ Mỹ.

Trong phiên bản Sách trắng Quốc phòng gần đây nhất của Việt Nam, được xuất bản vào tháng 11/2019, chính sách “4 không” bao gồm Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác và không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Sự rõ ràng này sẽ mở đường cho Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ trong tương lai.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Diplomat)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
Return to top