Thế giới
Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

ClockThứ Hai, 02/12/2024 13:58
TTH - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Singapore sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn APEC 2030Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự APEC 2024Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Điều này có nghĩa là phần còn lại của thế giới sẽ phải hành động nếu xuất hiện tác động tiêu cực từ thuế quan. Dù một số quốc gia có thể sẽ hưởng lợi từ chính sách thuế mới của Mỹ, song nhìn chung hành động thích nghi với hoàn cảnh là yêu cầu mà mọi quốc gia đều phải thực hiện và châu Á cũng không ngoại lệ.

Các nước châu Á nên tận dụng các hiệp định thương mại đa phương hiện có để duy trì và phát triển. Ảnh minh họa: kinhtechungkhoan.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Tái thiết CPTPP và RCEP

Với kịch bản thuế quan mới được áp dụng, điều quan trọng với các nước châu Á nói riêng là tận dụng các hiệp định thương mại đa phương hiện có để duy trì và phát triển. Trong đó nổi bật là hai hiệp định lớn đã có hiệu lực, gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

CPTPP là một thỏa thuận có tiêu chuẩn cao hơn, hiệp định bao phủ khoảng 13% GDP toàn cầu và 15% thương mại toàn cầu, trong khi RCEP bao phủ 30% GDP và thương mại của toàn thế giới.

Sau khi thuế quan của Mỹ được áp dụng, tỷ lệ thương mại được bao phủ bởi các thỏa thuận này có khả năng sẽ tăng lên vì các quốc gia thành viên sẽ giao dịch với nhau nhiều hơn. Dù vậy, các thỏa thuận vẫn cần phải được thực hiện hiệu quả hơn.

Nhiều điều khoản của CPTPP và RCEP giải quyết các vấn đề tương tự, đơn cử như thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư. Nhưng các chi tiết cụ thể thì khác nhau.

Ví dụ, hai hiệp định có các điều khoản khác nhau về quy tắc xuất xứ (ROO), nghĩa là các sản phẩm có đủ điều kiện được hưởng chế độ ưu đãi là khác nhau

Trước bối cảnh có nhiều thay đổi như hiện nay, các chuyên gia cho rằng ROO cần được hài hòa hóa theo một khuôn khổ thống nhất. Điều này sẽ hỗ trợ đơn giản hóa thương mại cho các công ty của các nước hoạt động trong cả hai hiệp định.

Để giải quyết điểm khác biệt, hai hiệp định cũng cần một cơ chế giải quyết tranh chấp duy nhất.

Một sáng kiến khác có thể xem xét là mở rộng các nhóm. Được biết Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Indonesia đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP và hiện khu vực có thể xem xét đến khả năng Liên minh châu Âu (EU) tham gia CPTPP. Theo ghi nhận, EU đã thiết lập các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam và hiện Liên minh châu Âu cũng đang đàm phán FTA với Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Bằng cách tham gia CPTPP, với các tiêu chuẩn mà EU có thể dễ dàng đáp ứng, EU có thể mở rộng đáng kể hoạt động thương mại với châu Á ở tốc độ nhanh hơn so với đàm phán FTA song phương với từng quốc gia.

Trong khi đó, RCEP cũng có thể mở rộng quy mô thành viên với sự quan tâm gia nhập của nhiều quốc gia.

Đưa APEC phát triển hơn nữa và mở rộng tầm nhìn

Trong tuyên bố chung của các bộ trưởng vào cuối Diễn đàn APEC vừa diễn ra tại Peru, các nhà lãnh đạo APEC tuyên bố “chúng tôi đồng tình với quan điểm rằng, đã đến lúc đánh giá chương trình nghị sự về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) của APEC có thể giải quyết những thay đổi trong bối cảnh thương mại quốc tế đang phát triển như thế nào”.

Về hành động thực tiễn, năm nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia APEC đã tổ chức các cuộc đối thoại về thúc đẩy chương trình nghị sự FTAAP.

Trong một diễn biến có liên quan, giữa lúc việc tăng cường các hiệp định thương mại tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương được cho là nên được ưu tiên, lãnh đạo cấp cao các nước tin rằng khu vực cũng nên nhìn xa hơn.

Điều này được thể hiện rõ qua đề xuất của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Brazil vào tuần trước. Ví dụ, các nước châu Á nên cân nhắc thiết lập liên kết với các khối thương mại bên ngoài khu vực, như Singapore đã làm với Mercossur (Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ) và Liên minh Thái Bình Dương, nơi giải phóng thương mại với 8 quốc gia ở Mỹ Latinh, hoặc liên kết với Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi, bao gồm tất cả 55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi và bao phủ một thị trường 1,4 tỷ người cũng là một hướng đi đáng để khám phá.

Theo lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Singapore nói riêng và ASEAN nói chung nên tham gia vào tất cả các nhóm khu vực khác nhau để duy trì sự liên quan, bất chấp dòng chảy thương mại đang tái định hình.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top