Thế giới

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 khai mạc sáng nay

ClockThứ Sáu, 15/07/2022 07:56
TTH.VN - Ngày 15/7, lãnh đạo các nước G20 chính thức tham gia Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của nhóm tại hòn đảo nghỉ dưỡng Bali (Indonesia), khi nước chủ nhà Indonesia, cũng là Chủ tịch của G20 năm nay nỗ lực tìm điểm chung khi các nước đối mặt với xung đột Ukraine, trong bối cảnh áp lực kinh tế ngày càng tăng do lạm phát.

Hội nghị G20 tập trung thảo luận các nỗ lực hồi phục toàn cầuBộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương laiG20 nhất trí tiêu chuẩn hóa giao thức đi lại hậu đại dịch COVID-19Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 năm 2022 sẽ tập trung 3 vấn đề ưu tiênG20 cam kết phục hồi thận trọng sau đại dịch

Năm nay, Indonesia là Chủ tịch G20. Ảnh minh họa: Báo Lào Cai

Được biết, xung đột Nga – Ukraine hiện đang là mối quan tâm chính, lấn át nội dung của các cuộc họp trước đây của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20), bao gồm cả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao diễn ra vào tuần trước.

Phát biểu trong một cuộc họp ở Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo chia sẻ với các đại diện của Ngân hàng Thế giới rằng ông hi vọng các thành viên của Nhóm G20 “có thể đưa ra một thông cáo chung” sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 vào ngày 16/7.

Các quan chức Đức và Pháp bày tỏ hoài nghi về việc có thể đạt được điểm chung trong vấn đề xung đột ở Ukraine.

Ngày 14/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết xung đột đã gây ra tác động tiêu cực trên toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top