Thế giới

Hoạt động sản xuất của châu Á giảm do nhu cầu ảm đạm

ClockThứ Hai, 02/10/2023 15:58
TTH.VN - Theo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do S&P Global và au Jibun Bank công bố vào ngày 2/10, hoạt động của các nhà máy trong khu vực châu Á hầu hết trở nên tồi tệ hơn trong tháng 9 do nhu cầu hàng hoá ảm đạm khiến sản lượng và số việc làm mới giảm.

ASEAN: Chỉ số PMI ngành sản xuất đạt mức cao nhất trong 11 thángASEAN: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng kỷ lụcĐiều kiện hoạt động trong ngành sản xuất ASEAN cải thiện lần đầu tiên sau 9 thángAMRO giảm dự báo tăng trưởng ASEAN+3 xuống 4,9% trong năm 2019 – 2020ASEAN: PMI ngành sản xuất tăng lên mức cao của 5 tháng

Hoạt động sản xuất ở châu Á giảm trước kỳ nghỉ lễ cao điểm của năm nay. Ảnh minh hoạ: Bloomberg.com/Báo Tuổi trẻ

Hoạt động sản xuất ở châu Á vẫn trầm lắng trước kỳ nghỉ lễ cao điểm, kéo dài thời kỳ suy thoái trong năm nay.

Cụ thể, PMI của Nhật Bản giảm nhẹ từ mức 49,6 ghi nhận trong tháng 8 xuống còn 48,5 trong tháng trước, thậm chí còn giảm xa hơn so với mốc 50 - ranh giới giữa mở rộng và thu hẹp.

Trong khi đó, chỉ số của Đài Loan tăng đáng kể từ 44,3 lên 46,4, báo hiệu sự suy thoái nhẹ hơn vào tháng trước. Được biết, suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế định hướng xuất khẩu, khiến chỉ số PMI của nước này chìm trong sắc đỏ kể từ tháng 5/2022.

Sự hồi sinh về sản xuất ở Đông Nam Á cũng mất đà, ngay cả khi Indonesia, quốc gia có thành tích tốt nhất trong khu vực, cũng chứng kiến mức tăng trưởng chậm lại, chạm mốc 52,3 trong tháng 9, tức thấp hơn so với mức 53,9 của tháng 8. Các nhà máy ở Việt Nam cũng chứng kiến hoạt động sản xuất sụt giảm sau một tháng mở rộng, tương tự, như Thái Lan, Malaysia và Myanmar. Chỉ có Philippines là có sự cải thiện, chuyển từ thu hẹp sang mở rộng hoạt động sản xuất.

Dữ liệu mới nhất đưa ra những dấu hiệu cảnh báo khi hoạt động sản xuất bước vào mùa cao điểm trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới, qua đó làm suy giảm sự lạc quan rằng nền kinh tế toàn cầu đang có nền tảng ổn định hơn, với nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu tăng lên trong một số quý.

Trước những kết quả dữ liệu này, đây có thể sẽ là một con đường khó khăn phía trước đối với các nhà sản xuất, khi đợt khô hạn gây nên do hiệu ứng El Nino bắt đầu và nguồn cung dầu thắt chặt hơn có nguy cơ “làm sống lại” áp lực chi phí và khiến chi phí đi vay cao hơn trong thời gian dài hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sôi động thị trường bất động sản hạng sang Đông Nam Á

Trong vài thập kỷ qua, Bắc Mỹ thường dẫn đầu trong khái niệm về căn hộ cao cấp, các khu phức hợp… vốn thường được cấp phép bởi các thương hiệu khách sạn toàn cầu và được xây dựng bởi các chủ đầu tư địa phương. Tuy nhiên hiện nay, các dự án mới đang có xu hướng đang dịch chuyển về phía đông, và Đông Nam Á đang trở thành một trong những thị trường sôi động nhất.

Sôi động thị trường bất động sản hạng sang Đông Nam Á
Lực lượng lao động Đông Nam Á là lực lượng mạnh của toàn cầu

Nghiên cứu tình hình thị trường hiện nay cho thấy Đông Nam Á không còn chỉ là một thị trường mới nổi mà hiện khu vực đã trở thành “điểm nóng” về nhân tài toàn cầu. Với tốc độ số hóa nhanh chóng, chuỗi cung ứng thay đổi và lực lượng lao động trẻ, năng động, khu vực này đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp tìm kiếm sự đổi mới, nhanh nhẹn và khả năng thích nghi.

Lực lượng lao động Đông Nam Á là lực lượng mạnh của toàn cầu
Return to top