Thế giới

Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển ít nhất 1 vaccine mRNA ngừa COVID-19

ClockThứ Sáu, 01/10/2021 07:00
TTH.VN - Các quan chức Chính phủ Hàn Quốc ngày 30/9 cho hay, quốc gia này đặt mục tiêu phát triển ít nhất 1 loại vaccine RNA thông tin (mRNA) ngừa COVID-19 nội địa vào năm 2023, như một phần trong các nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định.

Châu Á tăng tốc tiêm phòng COVID-19Vaccine COVID-19 AstraZeneca hiệu quả 74% trong thử nghiệm lâm sàng tại MỹASEAN triển khai mua vắc xin COVID-19 cho các nước thành viên

Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN

Mục tiêu này là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng của Hàn Quốc để trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19, với ngân sách trị giá 2,2 nghìn tỷ won (tương đương 1,92 tỷ USD) trong thời gian 5 năm tới.

Hiện tại, có 2 công ty địa phương là Quratis Inc. và Eyegene Inc. đang phát triển vaccines mRNA ngừa COVID-19, các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đang trong quá trình chuẩn bị.

Được biết, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ các công ty dược phẩm đảm bảo công nghệ cốt lõi đằng sau vaccine mRNA, cũng như hỗ trợ các thử nghiệm lâm sàng. Là một phần của những nỗ lực, Chính phủ quốc gia này sẽ chi 526,5 tỷ won vào việc phát triển vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 trong năm tới.

Cũng trong năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của các loại vaccine ngừa COVID-19 khác.

Công ty dược phẩm SK Bioscience của Hàn Quốc đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine GBP510, ứng cử viên vaccine ngừa COVID-19 của hãng này trên toàn cầu.

Lê Thảo (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

Theo số liệu chính thức vừa được Bộ Nội vụ Hàn Quốc công bố ngày 24/12, Hàn Quốc đã chính thức trở thành “xã hội siêu già” khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động.

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”
Nguyễn Ngọc Phôn với áo dài ngũ thân đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại Seoul - Hàn Quốc

Ngày 24/12, Viện Nghiên cứu Văn hóa Truyền thống Hàn Quốc & ORIHERI cho biết, đại diện đến từ TP. Huế - Nguyễn Ngọc Phôn (23 Tuổi, Công ty TNHH DV & TM Thêu May Đoan Trang) vừa vượt qua hơn 2.000 thí sinh trên thế giới đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại World Grand Prix Supreme model contest and Seoul Beauty Fashion Festival (Người mẫu vô địch thế giới và Lễ hội thời trang làm đẹp tại Seoul - Hàn Quốc 2024).

Nguyễn Ngọc Phôn với áo dài ngũ thân đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại Seoul - Hàn Quốc
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Return to top