Thế giới

Châu Á tăng tốc tiêm phòng COVID-19

ClockChủ Nhật, 19/09/2021 16:17
Nhờ nguồn cung dồi dào hơn và tâm lý người dân mong sớm được dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch mà chương trình tiêm phòng Covid-19 của nhiều nước châu Á đang tăng tốc ấn tượng.

Cần tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19 ở khu vực châu Á – Thái Bình DươngDu lịch châu Á đang phục hồi, song rủi ro vẫn cònTạm ngừng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á

Người dân đeo khẩu trang trên đường phố thủ đô Tokyo - Nhật Bản ngày 9-9 Ảnh: REUTERS

Theo Reuter, Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt qua Mỹ ở số người được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin Covid-19. Sau những trục trặc nguồn cung ban đầu, Hàn Quốc nhiều khả năng vượt mốc 70% dân số được tiêm mũi 1 vào cuối tuần này.

Ấn Độ cũng tạo đột phá lớn với kỷ lục tiêm 22,6 triệu mũi chỉ trong ngày 17-9, gấp 3 lần trung bình số liều tiêm hằng ngày trong tháng qua. 

Tỉ lệ tiêm chủng ở Ấn Độ đã tăng mạnh trong vài tuần qua nhờ việc Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, gia tăng nhanh chóng sản lượng vắc-xin AstraZeneca. Một nguồn tin chính phủ tiết lộ SII sẽ cung cấp 200 triệu liều vắc-xin cho Ấn Độ trong tháng này, hơn 50 triệu liều so với tháng trước.

Với khả năng sản xuất hơn 2 tỉ liều/năm, hiện đất nước 1,35 tỉ dân đã tiêm hơn 792 triệu liều vắc-xin, đứng thứ 2 sau Trung Quốc và đặt mục tiêu tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin cho gần như toàn bộ người trưởng thành trong nửa đầu tháng 10.

Trong khi đó, trang tin Bloomberg ngày 16-9 đưa tin Trung Quốc đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 cho hơn 1,01 tỉ người (hơn 70% dân số), tức tổng cộng 2,16 tỉ mũi.

Chiến lược tiêm chủng mỗi nước một khác song theo ông Paul Griffin, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Trường ĐH Queensland (Úc), "củ cà rốt" để thúc đẩy mọi người đi tiêm là mục tiêu mở cửa trở lại. 

Hiện tiêm được ít nhất 1 mũi cho 56% dân số, Úc kỳ vọng hoàn tất tiêm chủng cho nhóm dân số từ 12 tuổi trở lên vào giữa tháng 10 tới. Nước này đang ưu tiên dồn vắc-xin cho các thành phố lớn nhất, vốn đang chịu cảnh phong tỏa vì làn sóng Covid-19 thứ ba.

Nhật Bản cũng vượt qua những trở ngại hậu cần ban đầu để đạt được mốc tiêm chủng khoảng 1 triệu mũi/ngày kể từ giữa tháng 6 tới nay. Thủ tướng Suga Yoshihide hồi giữa tuần rồi nhận định tốc độ tiêm chủng phản ánh nỗ lực "trở lại cuộc sống bình thường" của Nhật Bản.

Singapore thậm chí tiến xa hơn, sau khi tiêm đầy đủ cho hơn 82% dân số, đảo quốc này bắt đầu chú ý đến việc tiêm mũi tăng cường.

Theo NLD

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top