Thế giới

Hạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 10/08/2020 06:54
TTH - Theo nhận định của chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Canterbury (New Zealand), việc hạn chế đi lại và phong tỏa đất nước để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động lên môi trường theo nhiều cách.

WMO: Giảm phát thải khí nhà kính trong dịch COVID-19 chỉ mang tính ngắn hạnChính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậu

Duy trì điểm mạnh của những hạn chế đị lại sẽ giúp thế giới xanh hơn. Ảnh minh họa: Sài Gòn Giải Phóng Online

Giảm khí thải

Đầu tiên là giảm lượng khí thải của ngành công nghiệp hàng không và nhiều loại khí thải liên quan khác.

Trên toàn cầu, di chuyển bằng đường hàng không chiếm khoảng 12% lượng phát thải nhà kính của ngành giao thông vận tải và con số này được dự đoán sẽ còn tăng lên. Chính vì lý do này, việc giảm đi lại liên tục bằng đường hàng không sẽ hỗ trợ giảm phát thải nhà kính.

Cùng với đó, yêu cầu phong tỏa các nước cũng đồng nghĩa với việc ít đi lại bằng đường bộ hơn, nhờ đó dẫn đến lượng khí phát thải từ các phương tiện giao thông đường bộ giảm đi đáng kể, chất lượng không khí cũng sẽ sạch hơn ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các thành phố.

Để minh chứng rõ hơn, theo dữ liệu thống kê trích từ nghiên cứu mới nhất, vào đầu tháng 4 vừa qua, lượng khí thải Carbon Dioxide hằng ngày trên toàn thế giới đã giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019. Gần ½ của mức giảm này được tạo nên nhờ những sự thay đổi trong giao thông đường bộ.

Cũng trong nghiên cứu này, các chuyên gia ước tính đại dịch có thể làm giảm 4% lượng khí thải toàn cầu (nếu thế giới có thể bình thường hóa như trước đại dịch vào thời điểm giữa năm) và giảm đến 7% (nếu các hạn chế vẫn còn hiệu lực đến cuối năm 2020).

Tuy nhiên, cần phải nhận định rõ rằng mặc dù đại dịch COVID-19 có thể làm lượng khí thải giảm đi đáng kể, nhưng vẫn còn một chặng đường rất xa để lật ngược tình thế, bởi biến đổi khí hậu không thể chỉ được ngăn chặn bởi COVID-19. Do đó, diễn biến tích cực của biến đổi khí hậu phụ thuộc hành động của chính phủ các nước khi nền kinh tế phục hồi, bởi chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tiến trình và mức độ thải khí Carbon Dioxide của thế giới trong nhiều thập kỷ.

Vẫn không ngừng cố gắng

Ở nhiều quốc gia, các chính phủ đang thực hiện nhiều kế hoạch nhằm tiếp tục giữ lại một số điểm mạnh trong các yêu cầu hạn chế về giao thông. Điều này bao gồm phân cách làn đường cho người đi bộ và người đi xe đạp, từ đó khuyến khích mọi người chuyển sang di chuyển bằng xe đạp nhiều hơn. Chính sách này hiện đang được triển khai rộng rãi ở Pháp và Anh.

Ngoài ra, còn có một số sáng kiến được đưa vào sử dụng nhằm khử Carbon bằng cách thay thế các phương tiện hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch thành phương tiện chạy bằng nhiên liệu điện thân thiện với môi trường.

Ở New Zealand, những người dùng xe điện sẽ được miễn thu phí sử dụng đường bộ và hiện chính phủ nước này cũng đang tìm cách tăng mức tiêu thụ nhiên liệu thay thế trong ngành vận tải hàng hóa đường bộ của đất nước...

Nhìn chung, có thể nói, tác động của các lệnh phong tỏa, hạn chế đưa ra bởi COVID-19 đối với biến đổi khí hậu có thể kéo dài bao lâu, điều này tùy thuộc vào mức độ chúng ta muốn duy trì những chính sách thay đổi tạm thời và biến chúng thành quy chuẩn đi lại để giúp thế giới “xanh” hơn.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA & World Economic Forum)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top