Thế giới

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

ClockThứ Năm, 12/12/2024 06:07
TTH - Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở MỹMối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”

 Ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho con người và thiên nhiên.  Ảnh minh họa: CNN/TTXVN

Theo đánh giá tổng quan về sự hiện diện của các chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS), thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” do cơ quan môi trường của Liên minh châu Âu (EU) công bố, hóa chất perfluorooctane sulfonate (PFOS), vốn bị cấm vào năm 2019, đã được tìm thấy trên khắp vùng nước ở khu vực châu Âu.

“Chúng tôi đang gặp phải vấn đề với hóa chất PFOS, một hóa chất vừa dai dẳng, vừa lan rộng”, bà Nadia Cerioli, chuyên gia của EEA, đồng tác giả của đánh giá nói trên lưu ý.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, tùy thuộc vào các địa điểm có sẵn dữ liệu, 51 - 60% các con sông, 11 - 35% các hồ nước, và 47 - 100% vùng nước ven biển đã vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường về hóa chất PFOS.

Được biết, đánh giá tổng quan về sự hiện diện của “hóa chất vĩnh cửu” đã trở thành bản đánh giá đầu tiên ở khu vực châu Âu; trong đó, các nhà khoa học đã tiến hành tổng hợp dữ liệu về nồng độ PFOS được ghi nhận. Đây cũng là 1 trong 2 loại “hóa chất vĩnh cửu” phổ biến nhất được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là “chất có thể gây ung thư”.

Tuy nhiên, dữ liệu do EEA thu thập vẫn chưa cung cấp một đánh giá tổng quan hoàn chỉnh, do không phải tất cả các quốc gia thành viên của EEA (bao gồm một số quốc gia ngoài EU) đều báo cáo dữ liệu. Trong năm 2022, 14 quốc gia đã báo cáo dữ liệu về nồng độ của các chất ô nhiễm ở vùng nước mặt.

Tại Bỉ, Pháp và Iceland, 100% các vùng nước được báo cáo có mức ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn chất lượng, trong khi chưa đến 20% các địa điểm ở 5 quốc gia (bao gồm Tây Ban Nha, Ireland, Ba Lan, Croatia và Estonia) ghi nhận mức ô nhiễm vượt ngưỡng này. Bên cạnh đó, tại 3 quốc gia khác là Bulgaria, Latvia và Montenegro, không có địa điểm nào ghi nhận mức ô nhiễm vượt quá hướng dẫn.

“Chúng tôi vẫn cần thêm dữ liệu giám sát để lập bản đồ ô nhiễm, và có được bức tranh toàn cảnh hơn về địa điểm của các điểm nóng hóa chất PFOS. Điều này chỉ ra nhu cầu trong việc tăng cường các nỗ lực giám sát đối với “hóa chất vĩnh cửu” bằng những phương pháp có đủ độ nhạy, để phát hiện các hóa chất ở mức rất thấp”, ông Magnus Lofsted, một đồng tác giả khác của đánh giá nói trên nhấn mạnh.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ AFP & European Environment Agency)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
Return to top