Thế giới

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

ClockThứ Hai, 18/11/2024 16:05
TTH.VN - Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại

Mỹ phát hiện hóa chất vĩnh cửu trong các tầng chứa nước ngầm. Ảnh: Getty Images

Đánh giá về tình trạng ô nhiễm nước ngầm của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy các chỉ số trong nước ngầm cao hơn tới 37.000 lần so với tiêu chuẩn nước uống mới được sửa đổi gần đây của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Ở một số khu vực, hầu như tất cả những người sử dụng hệ thống công cộng lấy nước từ nước ngầm đều có thể uống nước bị ô nhiễm.

Andrea Tokranov, nhà thủy văn học của USGS và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố rằng “những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra tình trạng ô nhiễm PFAS lan rộng trong nước ngầm vốn đang được sử dụng làm nguồn cung cấp nước uống công cộng và tư nhân tại Mỹ”.

PFAS là một nhóm gồm hơn 15.000 hóa chất chịu nhiệt, chịu dầu và chịu nước, lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1930 và được tìm thấy trong hàng trăm ngàn sản phẩm, bao gồm vải và thảm chống bẩn, chống nước, đồ trang điểm, sản phẩm làm sạch, sơn và bọt chữa cháy. Chúng được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” vì chúng không phân hủy tự nhiên và có thể tồn tại trong cơ thể con người trong nhiều năm, ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan. Những hóa chất này liên quan đến các tác động xấu đến sức khỏe con người, từ ung thư đến cholesterol cao, bệnh tuyến giáp, các vấn đề về tiêu hóa, tổn thương gan, hen suyễn, dị ứng, dị tật bẩm sinh và giảm phản ứng với vaccine ở trẻ em.

Do được sử dụng rộng rãi và lâu dài, PFAS đã làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước uống trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Nghiên cứu đã xem xét hàng chục loại PFAS phổ biến nhất, nhưng có hàng nghìn loại PFAS, do đó mức độ ô nhiễm có thể cao hơn và nước ngầm có thể bị ô nhiễm nhiều hơn ước tính. Tuy nhiên, một số công ty cung cấp nước hiện đã bắt đầu triển khai công nghệ loại bỏ PFAS nhằm có thể giảm thiểu số người dùng nước bị ô nhiễm.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng những “nghi phạm” gây ô nhiễm nước ngầm hàng đầu thường gặp là các căn cứ quân sự, sân bay, trung tâm sản xuất hóa chất, cơ sở sản xuất nhựa và các ngành công nghiệp khác… được phân bố ở gần khu vực sinh sống của người dân. Nguồn nước ngầm ở những khu vực có mật độ dân số cao hơn và nhiều ngành công nghiệp hơn cũng có khả năng bị ô nhiễm cao hơn.

Được biết hồi tháng 4, chính quyền Tổng thống Biden đã công bố tiêu chuẩn nước uống đầu tiên trên toàn quốc, có thể thực thi theo luật để bảo vệ cộng đồng khỏi việc tiếp xúc với PFAS. Thông qua Luật Cơ sở hạ tầng của Tổng thống Biden, EPA đang đầu tư 10 tỷ USD để loại bỏ PFAS và các chất gây ô nhiễm mới nổi khác khỏi nguồn nước.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ USGS)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội Sức khoẻ

Chiều 8/1, tại Trường tiểu học Phú Mậu, quận Thuận Hóa, TP. Huế diễn ra “Ngày hội Sức khoẻ” (NHSK) do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức.

Ngày hội Sức khoẻ
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top