Thế giới

EU và ASEAN là những đối tác quan trọng cả trong quá khứ và tương lai

ClockThứ Sáu, 25/06/2021 09:54
TTH.VN - Các chuyên gia cho biết, Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh cam kết đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời khẳng định nhu cầu rõ ràng trong khu vực về sự hợp tác nhiều hơn, hiện diện nhiều hơn của EU.

Quan chức EU, ASEAN thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của khu vựcASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EUEU và những hợp tác mới với ASEANEU công bố ba chương trình hợp tác mới với ASEANEVFTA: Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam - EU

EU và ASEAN luôn nhìn nhận nhau như đối tác chiến lược quan trọng. Ảnh minh họa: ASEAN/TTXVN/Vietnam+

Có thể nói, EU muốn định hình một chương trình nghị sự chung rộng rãi để hợp tác trong nhiều vấn đề, lĩnh vực như từ đại dịch và phục hồi sau đại dịch, đến kết nối thương mại, từ chương trình nghị sự xanh đến lĩnh vực an ninh.

Trên góc nhìn của Liên minh châu Âu (EU), có thể nhận thức rõ rằng trọng tâm toàn cầu đang dịch chuyển về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cụ thể, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tạo ra 60% GDP và đóng góp 2/3 tăng trưởng của toàn cầu. Đây là điểm đến lớn thứ hai cho các mặt hàng xuất khẩu của EU và là nơi có 4/10 đối tác thương mại hàng đầu của khu vực Liên minh châu Âu (EU). Khoảng 40% thương mại nước ngoài của EU đi qua biển Đông. EU cũng là nhà đầu tư và là nhà hỗ trợ phát triển hàng đầu cho toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Quan hệ chiến lược

Đối với Đông Nam Á, EU là đối tác phát triển số 1 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đồng thời, EU cũng là đối tác thương mại và là nhà đầu tư lớn thứ 3 của khối. Xuất khẩu của liên minh sang các nước ASEAN đã tăng từ 54 tỷ Euro vào năm 2010 lên thành 84 tỷ Euro vào năm 2019. Nhập khẩu của EU từ ASEAN thậm chí còn nhiều hơn, từ 72 tỷ Euro lên thành 125 tỷ Euro.

Những con số này nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ chặt chẽ giữa hai khu vực, cũng như sự hiện diện của EU trong khu vực rộng lớn này.

Năm 2020, quan hệ EU – ASEAN đã được nâng cấp lên mức quan hệ đối tác chiến lược, sau khi hai khu vực thiết lập quan hệ đối thoại vào năm 1977. Được biết, mối quan hệ giữa EU và ASEAN được xây dựng dựa trên cam kết chung về chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ.

Vào tháng 4/2021, EU đã đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với thông điệp chính: EU muốn đẩy mạnh cam kết và làm việc với các đối tác của mình để thúc đẩy thương mại và đầu tư, mở cửa kinh tế và thiết lập cách tiếp cận bền vững để hợp tác trong khu vực. Bên cạnh vai trò là một cường quốc kinh tế, EU cũng sẵn sàng trở thành một nhân tố chính trị và an ninh ở ASEAN, cũng như hành động nhiều hơn trong các vấn đề chiến lược và an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải.

Cụ thể, EU đã tiến hành đối thoại với ASEAN về hợp tác an ninh hàng hải và hiện đang mở rộng Chương trình Các tuyến đường Hàng hải Quan trọng nhằm tăng cường năng lực giám sát hàng hải trong khu vực, từ Ấn Độ Dương đến Đông Nam Á.

Đối tác thân thiết

Nói đến các nước ở ASEAN, EU và Singapore là các đối tác thân thiết. Dưới sự điều phối của Singapore, vào ngày 2/6/2021, EU và ASEAN đã ký kết Hiệp định Vận tải Hàng không Toàn diện (CATA) giữa các khối đầu tiên trên thế giới, kết nối 37 quốc gia trong khu vực. Đây được xem là dấu mốc quan trọng để thúc đẩy kết nối hàng không và là dấu hiệu cho thấy hai bên đã mở ra một chương mới trong mối quan hệ lâu đời giữa ASEAN và EU.

Là đối tác hội nhập, cả EU và Singapore đều chia sẻ những mối quan chung, từ hợp tác khắc phục khủng hoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19, bao gồm vaccine, tái xây dựng các nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững. Cả Singapore và EU đều đóng góp cho cơ chế COVAX để triển khai tiêm chủng trên quy mô toàn cầu.

Nhìn chung, đại dịch đã củng cố ý thức của hai bên. Singapore là một đối tác quan trọng của EU ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Về mặt địa chính trị, Singapore nằm ngay trung tâm khu vực ASEAN và đóng một vai trò quan trọng, như trung tâm kết nối kinh doanh, du lịch và vận tải.

Singapore cũng là quốc gia đầu tiên EU ký kết Hiệp định thương mại tự do, có hiệu lực vào tháng 11/2019. Bất chấp những sóng gió toàn cầu do đại dịch gây ra, thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư vẫn phát triển mạnh mẽ trong năm đầu tiên ký kết hiệp định.

Có thể nói, thông điệp của EU rất rõ ràng: EU muốn hành động, hợp tác nhiều hơn nữa với Singapore, với ASEAN, ở Đông Nam Á và cả với khu vực rộng lớn hơn. ASEAN và người dân trong khu vực hoàn toàn có thể tin tưởng vào Liên minh châu Âu (EU) như một đối tác khu vực mạnh mẽ và đáng tin cậy, khi cả hai cùng nhau giải quyết những thách thức của thời đại.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top