Thế giới

Đức cam kết thúc đẩy hiệp định thương mại tự do EU - Ấn Độ

ClockChủ Nhật, 26/02/2023 07:55
TTH.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 25/2 cho biết, ông và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết việc ký kết một hiệp định thương mại tự do giữa Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Ấn Độ và Đức cam kết cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giớiEU, Mỹ và Ấn Độ hy vọng mối quan hệ tốt đẹp hơn với AnhEU, Ấn Độ đặt mục tiêu đạt hiệp định thương mại vào cuối năm 2023

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang có chuyến công du tới Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

“Đó là một chủ đề quan trọng và cá nhân tôi sẽ tham gia”, ông Olaf Scholz khẳng định sau cuộc gặp với ông Narendra Modi ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ).

Được biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 25/2 đã tới New Delhi, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày đến Ấn Độ, từ ngày 25 - 26/2.

Đáng chú ý, EU và Ấn Độ đã nối lại các cuộc đàm phán nhằm thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do hồi năm ngoái, với mục tiêu hoàn tất các cuộc đàm phán vào cuối năm 2023.

Đối với EU, một hiệp định thương mại tự do với Ấn Độ sẽ phù hợp với chiến lược tăng cường sự tham gia với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi mà khối này đang hướng tới các hiệp định thương mại song phương để tận dụng sự tăng trưởng kinh tế cao hơn dự báo.

Chuyến thăm của ông Olaf Scholz cùng với một phái đoàn các doanh nghiệp lớn của Đức đã nêu bật tầm quan trọng ngày càng tăng của New Delhi đối với các cường quốc phương Tây. Cũng theo ông Olaf Scholz, các khoản đầu tư của 1.800 công ty Đức hiện có ở Ấn Độ cần được tăng lên.

Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu; và các thành viên trong phái đoàn doanh nghiệp Đức đã ký kết các thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời và hydro xanh.

Cuộc gặp lần gần đây nhất giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã diễn ra tại một hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hồi tháng 6 năm ngoái.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei Asia & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại
Return to top