Thế giới

Dòng vốn đầu tư đổ về châu Á

ClockThứ Hai, 10/04/2023 10:16
Phân tích của Ngân hàng Citibank về các điều kiện tài chính toàn cầu cho thấy thị trường tài chính châu Á ít bị thắt chặt hơn ở Mỹ. Hầu hết các đồng tiền ở châu Á đều tăng giá so với USD.

Vaccine phòng ung thư, bệnh tim có thể ra mắt vào năm 2030Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác với ASEANNhật Bản xác nhận ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp không rõ nguyên nhân ở trẻ emMiễn phí vé xem lễ khai mạc, bế mạc và các môn thi đấu ở SEA Games 32WHO tăng cường sáng kiến chống lại bệnh lao chết người

leftcenterrightdel
 Sự phục hồi của Trung Quốc là động lực tăng trưởng của châu Á. Trong ảnh: quang cảnh tấp nập của khu phố mua sắm chính ở Thượng Hải ngày 14-3 - Ảnh: REUTERS
Châu Á hấp dẫn

Ngoài ra, chỉ số cổ phiếu tài chính trong khu vực châu Á, trừ Nhật Bản, vẫn tăng sau ngày 10-3, ngày Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) sụp đổ. Trong khi đó, chỉ số này của ngân hàng Mỹ trong cùng kỳ giảm gần 10%. 

Bà Johanna Chua, giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận phân tích thị trường và kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Citibank, cho biết: "Chúng tôi cho rằng châu Á vẫn được cách ly tương đối tốt khỏi cú sốc trên thị trường tài chính. Sự suy giảm tập trung vào Mỹ sẽ làm đồng USD rẻ hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho dòng vốn ở châu Á".

Theo Hãng tin Bloomberg, một yếu tố khác có lợi cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương là chính sách tiền tệ ở đây nhìn chung mềm dẻo hơn. Không như ở phương Tây, các ngân hàng nhà nước ở Úc, Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ đã tạm dừng chu kỳ thắt chặt nguồn vốn.

Với chính sách nới lỏng tiền tệ và mở cửa trở lại sau dịch COVID-19, Trung Quốc đang đi đầu trong thu hút nhà đầu tư. Theo số liệu của Ngân hàng đầu tư Canada TD Securities, trong bốn tuần tính đến cuối tháng 3, 5,5 tỉ USD đã chảy vào các quỹ đầu tư ở các thị trường mới nổi, trong đó hơn 70% được đổ vào Trung Quốc.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi từ bỏ chiến lược zero COVID càng làm triển vọng tăng trưởng của châu Á xán lạn hơn.

Các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,8% năm 2023 và 2024, cao hơn so với mức tăng trưởng 4,2% năm 2022, theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á của ADB công bố tuần này.

Tiêu dùng và đầu tư được cải thiện sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nhiều nền kinh tế châu Á, bù cho tác động do giá lương thực và năng lượng cao do xung đột Nga - Ukraine và các điều kiện bất lợi khác trên toàn cầu.

Du lịch và kiều hối cũng đang trên đà tăng do các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 tiếp tục được nới lỏng. Tại các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, du khách đang dần trở lại mức trước đại dịch.

leftcenterrightdel

Nguồn: ADB - Dữ liệu: HỒNG VÂN - Đồ họa: T.ĐẠT

Vẫn phải thận trọng

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 5% năm nay và 4,5% trong năm 2024, cao hơn so với mức tăng 3% trong năm 2022.

Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của HSBC Holdings tại Hong Kong, nhận định sự phục hồi của Trung Quốc dự kiến sẽ lan tỏa khắp khu vực, đặc biệt với Hong Kong, Thái Lan.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố không chắc chắn. Số liệu ảm đạm gần đây từ các nhà máy ở Trung Quốc làm giảm niềm tin về tốc độ phục hồi của quốc gia này. Quan hệ ngày càng xấu đi của Trung Quốc với Mỹ cũng làm tăng rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào những nơi như Hong Kong và Đài Loan.

Hơn nữa, châu Á cũng không hoàn toàn miễn nhiễm với sự bất ổn tài chính lan rộng từ Mỹ.

Jonathan Kearns, nhà kinh tế trưởng của Công ty quản lý đầu tư Challenger Ltd có trụ sở tại Sydney, Úc, nhận định: "Triển vọng thực sự phụ thuộc vào sự ổn định ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nếu có sự hỗn loạn nào đó diễn ra, nó sẽ lan sang châu Á".

Ông Albert Park, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, khuyên chính phủ các nền kinh tế châu Á, Thái Bình Dương tập trung vào các chính sách hỗ trợ hợp tác và hội nhập mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy thương mại, đầu tư, năng suất và khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Theo khuyến nghị của ADB, cần phải giám sát chặt và chủ động xử lý các rủi ro do việc các ngân hàng toàn cầu thắt chặt tài chính tiền tệ, bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, nguy cơ xảy ra các đợt tăng giá hàng hóa mới và lạm phát toàn cầu nếu xung đột Nga - Ukraine kéo dài hoặc leo thang.

Theo Tuổi trẻ Online
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Return to top