Thế giới

Đông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khác

ClockThứ Sáu, 14/08/2020 15:05
TTH.VN - Hãng Thông tấn Business Times ngày 14/8 cho hay, nghiên cứu mới của Công ty Tư vấn Quản lý Toàn cầu McKinsey Global Institute (MGI) đã chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu có thể nghiêm trọng hơn ở khu vực châu Á, so với nhiều nơi khác trên thế giới.

Biến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEANPhá rừng - “đại dịch” thời hiện đại của ASEAN

Đảo Mindanao, Philippines sau khi hứng chịu một cơn bão mạnh. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

"Đại dịch COVID-19 đang nhấn mạnh sự quan trọng của rủi ro và khả năng phục hồi nhanh đối với cuộc sống và sinh kế; và khi thế giới tập trung vào phục hồi, điều quan trọng là không bỏ qua vai trò của khí hậu", ông Jonathan Woetzel, Giám đốc MGI, người đang dẫn đầu nghiên cứu nói trên cho biết.

Trong đó, nghiên cứu nêu rõ một số nguy cơ khí hậu tiềm tàng, như khu vực châu Á mới nổi (bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo ​​sẽ chứng kiến sự gia tăng về nhiệt độ và độ ẩm. Dự báo từ năm 2050 trở đi thì trong một năm trung bình từ 8-13% GDP có thể đối mặt với rủi ro do nhiệt độ và độ ẩm tăng lên. Ngoài ra, khả năng xảy ra các hiện tượng mưa cực lớn có thể tăng gấp 3 hoặc 4 lần vào năm 2050 ở Indonesia.

Nghiên cứu của MGI dựa trên dữ liệu từ Viện Tài nguyên Thế giới cũng cho thấy, hơn 75% cổ phiếu toàn cầu có thể bị thiệt hại do lũ lụt ven sông trong một năm nhất định được xác định ở khu vực châu Á.

Xem xét những biện pháp có thể được thực hiện nhằm quản lý rủi ro, nghiên cứu lưu ý, cơ sở hạ tầng và các khu đô thị vẫn đang được xây dựng ở nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á, điều này mang lại cho khu vực cơ hội để đảm bảo sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn và có khả năng tốt hơn trong việc chống lại những rủi ro tăng cao.

Ông Jonathan Woetzel nói thêm: “Khu vực châu Á phải đối mặt với các hiểm họa khí hậu với những tác động kinh tế xã hội nghiêm trọng tiềm tàng, và do đó khu vực này rất quan tâm đến việc đóng vai trò tuyến đầu trong nỗ lực giải quyết các thách thức”. Khu vực này có thể dẫn đầu một phản ứng toàn cầu bằng cách đưa rủi ro khí hậu vào quá trình ra quyết định, tiên phong trong các công nghệ thích ứng và đẩy nhanh quá trình cắt giảm carbon để giảm thiểu những hậu quả tiềm tàng nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.

Được biết, báo cáo đầy đủ của MGI về thách thức khí hậu của khu vực Đông Nam Á sẽ được công bố vào cuối năm nay.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top