Thế giới

Đông Nam Á sẵn sàng cho sự tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024

ClockThứ Năm, 11/01/2024 06:33
TTH - Đông Nam Á sẽ chứng kiến mức tăng trưởng được cải thiện vào năm 2024, giữa lúc triển vọng toàn cầu ảm đạm; trong đó, các nhà phân tích bày tỏ sự lạc quan nhờ sự phục hồi của lĩnh vực điện tử, nhu cầu trong nước ổn định, đầu tư công cao hơn và sự phục hồi liên tục của ngành du lịch và lữ hành, theo Tạp chí The Business Times ngày 10/1.

Thái Lan đề xuất lệnh cấm sử dụng cần sa để giải tríThu hút dòng khách từ thị trường ASEANASEAN sẽ là nhân tố chủ chốt trong thương mại toàn cầu bền vững

 Người dân chọn mua hàng hóa trong một siêu thị ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm nay, từ mức 4,3% vào năm 2023.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích từ Nomura Global Research kỳ vọng, GDP của các nước ASEAN-5 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan) sẽ tăng trưởng tổng cộng 4,5% vào năm 2024, từ mức 3,9% hồi năm ngoái.

Ngoài ra, theo dự báo của DBS Group Research, tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của 5 quốc gia này, cộng với Việt Nam, sẽ ở mức 4,7% vào năm 2024, cho thấy sự cải thiện so với mức 4,2% của một năm trước đó.

Trong đó, Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, sẽ là một trong những quốc gia có thành tích hàng đầu trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dự kiến hơn 5% trong năm nay.

Đáng chú ý, các nhà quan sát nhận định, Việt Nam sẵn sàng cho sự phục hồi nhờ xuất khẩu, trong bối cảnh nhu cầu về các sản phẩm điện tử trên toàn thế giới tăng lên sau một năm 2023 yếu kém.

Việt Nam có thể sẽ là quốc gia được hưởng lợi chính từ sự phục hồi của ngành điện tử ở khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia được hưởng lợi khác trong khu vực này bao gồm Malaysia, Singapore và Thái Lan. Dữ liệu mới nhất cho thấy, các lô hàng điện tử hàng tháng của Việt Nam đã tăng trưởng trở lại kể từ tháng 9/2023. Các nhà phân tích của DBS cho rằng, điều này dự kiến sẽ cải thiện hơn nữa trong năm nay.

Liên quan đến áp lực lạm phát, lạm phát nhìn chung đang chậm lại ở Đông Nam Á, khi giá dầu và hàng hóa giảm. Trước đó, trong hầu hết năm 2023, lạm phát lương thực đã ảnh hưởng đến khu vực; với Lào, Philippines, Singapore và Việt Nam chứng kiến mức tăng 2 con số của giá gạo quốc tế, do những lo ngại về nguồn cung. ADB dự báo, lạm phát chung ở Đông Nam Á sẽ giảm xuống còn 3,5% vào năm 2024, từ mức 4,2% trong năm 2023.

Cũng theo các nhà phân tích, gánh nặng nợ công gia tăng sẽ tiếp tục đè nặng lên các nền kinh tế ASEAN. Tuy tỷ lệ nợ công trên GDP của Đông Nam Á ở mức vừa phải so với các khu vực khác trên thế giới, nhưng vẫn trên mức trước đại dịch ở một số nền kinh tế ASEAN.

Nợ của khu vực này cũng đang gia tăng trong những năm qua, nhất là trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008, và gần đây hơn là trong đại dịch COVID-19.

Trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, Singapore có tỷ lệ nợ công trên GDP lớn nhất, ở mức 168% tính đến cuối năm 2022. Các nhà phân tích của HSBC ước tính, tỷ lệ này sẽ tăng lên 185,4% vào năm 2023, và lên mức 214,5% trong năm nay.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top