Thế giới

Đông Nam Á có thể đạt nhiều bước tiến lớn

ClockChủ Nhật, 06/04/2025 06:27
HNN - Những bước tiến này có thể đạt được khi Đông Nam Á kết hợp những cải cách đầy tham vọng.

ASEAN cần tăng cường thương mại nội khối để giảm thiểu tác động sau khi Mỹ áp thuế mớiDu lịch Đông Nam Á bước vào giai đoạn bùng nổ mới

 Việt Nam đang là điểm sáng về tăng trưởng ở Đông Nam Á. Ảnh minh họa: SGGP

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á đã có những bước tiến quan trọng trong vài thập kỷ qua. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và chính sách thận trọng, các nền kinh tế lớn nhất đã chứng kiến thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất gấp 3 lần trong 20 năm qua, điển hình như Việt Nam - quốc gia hiện đang có mức thu nhập cao hơn 11 lần so với năm 2000. Dựa trên những thành quả này, IMF cho rằng việc xây dựng các chính sách để thu hẹp khoảng cách của khu vực với các quốc gia có thu nhập cao - mặc dù đầy thách thức, nhưng vẫn trong tầm tay.

Các phân tích chỉ ra rằng, cách tốt nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn một cách bền vững đó là kết hợp các cải cách toàn diện, trên toàn nền kinh tế, bao gồm các lĩnh vực từ quy định, quản trị cho đến giáo dục. Nghiên cứu về mức tăng sản lượng đạt được từ các cải cách cơ cấu ở các nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới nổi cho thấy, các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - 5 thị trường mới nổi lớn nhất trong số 10 nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - có thể tăng sản lượng kinh tế dài hạn, trung bình từ 1,5% - 2% sau 2 năm và lên đến 3% sau 4 năm thực hiện các gói cải cách toàn diện và đồng thời trên toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc kết hợp các cải cách đầy tham vọng thường kéo theo những thách thức lớn về kinh tế, chính trị, do đó, cần có những nỗ lực xây dựng sự đồng thuận giữa các bên liên quan chính để tạo điều kiện cho việc tiếp cận và giúp mang lại những lợi ích bền vững.

Các lĩnh vực cần chú trọng

Nhằm giúp 5 nền kinh tế thị trường mới nổi lớn của ASEAN, cùng với Singapore, đạt được mục tiêu gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập cao trong vòng 20 – 30 năm tới, IMF tập trung phân tích các yếu tố: sự cởi mở về thương mại và kinh tế, điều kiện đầu tư và quản trị, và phát triển con người. Đây là những lĩnh vực cấu trúc chính cần giải quyết, mặc dù các trọng tâm được khuyến nghị sẽ khác nhau tùy từng quốc gia.

Mặc dù 6 nền kinh tế chính của ASEAN nhìn chung cởi mở hơn so với thị trường mới nổi trung bình trong Nhóm G20, nhưng các quốc gia này vẫn có nhiều rào cản thương mại. Do đó, cải thiện hậu cần và tạo thuận lợi thương mại để các giao dịch xuyên biên giới diễn ra nhanh hơn, rẻ hơn và ít bất ổn hơn sẽ giúp 5 thị trường mới nổi lớn nhất ASEAN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hơn nữa, như đã đề cập trong báo cáo Triển vọng Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương tháng 10/2024, việc giải quyết tình trạng chậm trễ trong thương mại dịch vụ có thể giúp tối đa hóa lợi ích cạnh tranh và lan tỏa công nghệ, đồng thời tạo ra việc làm chất lượng cao cho lao động trong khu vực.

Về sức hấp dẫn đầu tư, các thị trường mới nổi lớn nhất ASEAN có xu hướng tụt hậu so với mức trung bình của các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về các biện pháp quản trị và chất lượng quản lý. Các quốc gia ASEAN cũng thường có chỉ số hiệu suất hậu cần (LPI) yếu hơn và quy định kinh doanh cao hơn – chỉ có Singapore là ngoại lệ. Và mặc dù tín dụng trong nước tương đối dồi dào ở các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn của ASEAN, nhưng sự hòa nhập tài chính vẫn chưa đủ để hỗ trợ tăng trưởng trên diện rộng, thể hiện ở tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng ở một số quốc gia vẫn còn thấp. Từ đó, IMF cho rằng việc tăng cường các nỗ lực quản trị và chống tham nhũng, cũng như nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và sự chắc chắn của doanh nghiệp sẽ có khả năng cải thiện đầu tư.

Về phát triển con người, điều đáng chú ý là tất cả các quốc gia thị trường mới nổi lớn của ASEAN đều có lợi thế về mặt nhân khẩu học. Do đó, các nước này có cơ hội để thực hiện cải cách ngay bây giờ - trước khi dân số già hóa làm tăng gánh nặng tài chính. Một vấn đề khác là các quốc gia này thường có bất bình đẳng lớn hơn mức trung bình của OECD và tuổi thọ, sức khỏe dân số và mức sống thấp hơn... Thu hẹp những khoảng cách này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sự tăng trưởng toàn diện và phục hồi của khu vực Đông Nam Á.

Các phân tích của IMF chỉ ra rằng, các gói cải cách cơ cấu có chủ đích và đầy tham vọng có thể giúp các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn của ASEAN đạt được tiềm năng tăng trưởng cao hơn và hiện thực hóa tầm nhìn đạt được mức thu nhập cao theo cách bền vững. Trong bối cảnh môi trường toàn cầu dễ bị sốc, các cải cách cơ cấu đầy tham vọng trên toàn nền kinh tế cũng có thể giúp khu vực này xây dựng khả năng phục hồi bằng cách thúc đẩy tăng trưởng đa dạng, toàn diện và bao trùm.

Tố Quyên

(Lược dịch từ IMF)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng biến, giữ đà tăng trưởng

Trước những biến động khó lường của ngành dệt may toàn cầu, từ chiến tranh thương mại đến các chính sách thuế quan của Mỹ, Công ty CP Dệt may Huế (Huegatex) đang nỗ lực giữ đà tăng trưởng với những bước đi linh hoạt và bài bản.

Chủ động ứng biến, giữ đà tăng trưởng
Cùng nhau kiến tạo một Đông Nam Á là trung tâm sáng tạo tri thức và công nghệ mới

Sáng 28/5, trong chương trình thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46 cùng các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách tại Đại học Kebaangsan – Đại học Quốc gia Malaysia (UKM), một trung tâm học thuật hàng đầu của Malaysia và châu Á (đứng thứ 138 thế giới, 28 châu Á).

Cùng nhau kiến tạo một Đông Nam Á là trung tâm sáng tạo tri thức và công nghệ mới
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục nêu rõ, thúc đẩy tăng trưởng đạt 8% trở lên là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025. Với sự đóng góp lớn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong tăng trưởng kinh tế, việc tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là giải pháp then chốt nhằm khơi thông nguồn lực tăng trưởng.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Return to top