Thế giới

Doanh số bán xe điện toàn cầu tăng 66%, nâng thị phần lên 9,5%

ClockChủ Nhật, 09/04/2023 09:18
TTH.VN - Ngày 8/4, Công ty nghiên cứu MarkLines Co. có trụ sở tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy, doanh số bán xe điện toàn cầu đã tăng 66,6% vào năm 2022 so với một năm trước đó, lên đạt 7,26 triệu chiếc, phản ánh sự chuyển đổi nhanh chóng trong ngành này sang các phương tiện không phát thải, nhằm đáp ứng các quy định nghiêm ngặt hơn về khí thải.

ASEAN thúc đẩy phát triển hệ sinh thái xe điện trong khu vựcIndonesia chuẩn bị các trạm sạc xe điện phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN

leftcenterrightdel
 Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất và lắp ráp ô tô ở Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, con số này chiếm 9,5% tổng doanh số bán ô tô là 76,21 triệu chiếc hồi năm ngoái, tăng từ 5,5% vào năm 2021.

Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Trung Quốc đang đẩy mạnh doanh số bán xe điện, trong khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cố gắng bắt kịp các đối thủ toàn cầu.

Có thể thấy, Honda Motor Co. đang hợp tác với Sony Group Corp. để thành lập một liên doanh 50-50 để sản xuất các xe điện mới. Trong khi đó, Toyota Motor Corp. có kế hoạch mở rộng dòng xe chạy hoàn toàn bằng điện, đồng thời tăng doanh số bán xe điện lên mức 1,5 triệu xe mỗi năm vào năm 2026.

Theo công ty nghiên cứu nói trên, nếu không tính xe điện, doanh số bán xe ô tô toàn cầu đã giảm 7,4% xuống còn 68,95 triệu xe.

Tính theo thị trường, Trung Quốc đã ghi nhận doanh số bán xe điện tăng khoảng 80% lên mức 4,53 triệu xe; trong khi khu vực Tây Âu bao gồm Đức và Vương quốc Anh đã chứng kiến doanh số bán xe điện tăng vọt khoảng 30% lên khoảng 1,53 triệu xe.

Tại Mỹ, khoảng 800.000 xe điện đã được bán hồi năm ngoái, và 50.000 chiếc đã được bán ở Nhật Bản.

Trong số các nhà sản xuất xe điện, nhà sản xuất dẫn đầu là Tesla Inc., đã tăng doanh số bán hàng lên khoảng 1,27 triệu xe vào năm 2022, từ mức khoảng 880.000 xe được ghi nhận trong một năm trước đó. Hãng xe điện hàng đầu của Trung Quốc BYD Co. đã bán được khoảng 870.000 xe vào năm ngoái, so với 320.000 chiếc trong một năm trước đó.

Liên minh bao gồm Nissan Motor Co., đối tác Renault SA đến từ Pháp, và Mitsubishi Motors Corp xếp thứ 7, với doanh số đạt khoảng 280.000 chiếc.

Cũng theo MarkLines Co., Toyota, hãng bán ô tô lớn nhất thế giới, đã bán được 24.000 xe điện vào năm 2022.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Kyodo News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch cả năm tăng hơn 10% so với năm 2023, với giá trị giao dịch đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/ngày. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và bảng xếp hạng thị phần môi giới hàng hoá năm nay tiếp tục là một cuộc cạnh tranh đầy “khốc liệt”.

Thị phần môi giới hàng hóa 2024 Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Return to top