Thế giới

Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển trọng tâm sang Đông Nam Á

ClockThứ Hai, 17/08/2020 20:29
TTH - Theo dữ liệu từ Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản mở rộng quy mô ở Đông Nam Á nhưng lại giảm quy mô ở Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Gần 80% doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á sụt giảm ​​doanh thu trong nửa đầu năm 2020Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEAN

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn dịch chuyển sang các nước ASEAN để đa dạng hoá nguồn cung ứng. Ảnh minh hoạ: Getty/Dantri

Trích dẫn báo cáo thương mại và đầu tư hàng năm của JETRO, một cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối năm ngoái cho thấy, có 41% các doanh nghiệp được hỏi đang cân nhắc mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong 3 năm tới, tăng 5,5 điểm so với một năm trước đó.

Trong báo cáo được công bố ngày 30/7 vừa qua, 36,3% doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng đưa ra câu trả lời tương tự đối với Thái Lan, tăng 1,5 điểm, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến đẩy mạnh kinh doanh ở Trung Quốc giảm 7,3 điểm xuống còn 48,1%.

“Kể từ năm 2018, những xung đột thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy dòng đầu tư của các công ty Nhật Bản đổ vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”, báo cáo cho biết. Cũng theo dữ liệu từ JETRO, trong khi khoảng cách giữa tổng lượng đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN và Trung Quốc năm 2017 là 10,2 tỷ yên thì con số này đã tăng gấp đôi, lên đến 20,4 tỷ yên (tương đương 191 triệu USD) vào năm 2019.

Nằm trong chuỗi các tín hiệu về những động thái hướng tới việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu, một nhà sản xuất thép, kim loại màu và các linh kiện kim loại ở khu vực Tokyo cho biết, họ đã chuyển một số hoạt động sản xuất ở Trung Quốc sang Thái Lan và chuyển dây chuyền sản xuất các mặt hàng xuất khẩu qua Mỹ từ Trung Quốc sang Thái Lan.

Cũng trong cuộc khảo sát được tiến hành với 9.975 công ty Nhật Bản quan tâm đặc biệt đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài mà JETRO thực hiện, một nhà sản xuất thép và kim loại màu ở Shikoku tiết lộ rằng, họ đang có kế hoạch đưa nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu sang Mexico từ Trung Quốc chuyển sang hoạt động ở Việt Nam.

Đáng chú ý, trong năm nay, Chính phủ Nhật Bản cũng có nhiều động thái khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất ở nước ngoài sang khu vực ASEAN. Hồi tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố một gói giải cứu lớn nhất trong lịch sử đất nước, bao gồm các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19, trong đó bao gồm một quỹ hỗ trợ kinh tế trị giá khoảng 2,4 tỷ USD, sẽ tài trợ cho các doanh nghiệp nội địa dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trở lại Nhật Bản hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á. Động thái này nhằm giảm rủi ro bị gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai, nếu có tình trạng tương tự như những gì đã diễn ra ở Trung Quốc trong thời điểm dịch COVID-19 vừa bùng phát hồi đầu năm, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản, Hàn Quốc… khốn đốn vì thiếu hụt nguồn cung ứng linh kiện.

Thực tế, ngay cả trước khi dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu thiết lập cơ sở sản xuất ở các nước ASEAN của các doanh nghiệp Nhật Bản đã ngày càng tăng. Một quan chức thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công Nghiệp Nhật Bản cho rằng, việc chuyển dây chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á cũng giúp mối quan hệ Nhật Bản – ASEAN ngày càng gắn bó hơn.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Japan Times & Nikkei Asia Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu

Sáng 24/1, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn
Liên quan đến việc nâng cấp dữ liệu thuế:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

Việc chưa việc đồng bộ dữ liệu của cơ quan thuế do có sự thay đổi về mã định danh các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Huế không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chậm cập nhật các thông tin liên quan địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến một số hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá
Return to top