Thế giới

Diễn đàn Biển ASEAN: Quan ngại những diễn biến phức tạp ở Biển Đông

ClockThứ Bảy, 07/12/2019 09:23
Trong các ngày 5-6/12, Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần thứ 9 và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 7 đã diễn ra tại Đà Nẵng với sự tham dự của hơn 90 đại biểu gồm quan chức chính phủ, nhà nghiên cứu đến từ 10 nước ASEAN, 8 nước Đối tác Đối thoại, Ban thư ký ASEAN và một số tổ chức quốc tế liên quan.

Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050Pháp - Đức đề xuất đại tu EU sau biến động BrexitHàn Quốc tung nhiều chương trình khuyến mãi du lịch trước thềm hội nghị thượng đỉnh với ASEANHạ viện Mỹ thông qua biện pháp tạm thời giúp chính phủ tránh đóng cửaTruyền thông quốc tế ca ngợi Việt Nam là 'người hùng điện gió' mới

Các đại biểu dự diễn đàn đã trao đổi sâu rộng về tình hình hợp tác và an ninh biển khu vực thời gian qua và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực này.

Đánh giá tình hình thời gian qua, các đại biểu ghi nhận hiện cả 12 cơ chế tham gia hợp tác biển của ASEAN và giữa ASEAN với đối tác có những hoạt động tích cực, đạt kết quả, cả về an ninh, an toàn hàng hải, phát triển kinh tế biển cũng như bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nhựa và chống đánh bắt cá trái phép.

Trong số này có thể kể đến Tuyên bố của lãnh đạo cấp cao ASEAN về chống rác thải trên biển và khung hành động nhằm xử lý vấn nạn rác thải, sáng kiến lập Mạng lưới ASEAN về chống đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU), đề xuất nghiên cứu về chính sách nghề cá chung của ASEAN, Quy tắc hướng dẫn về tương tác trên biển do các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN thông qua cùng với nhiều hoạt động xây dựng lòng tin, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường năng lực cho các nước trong việc áp dụng luật lệ trên biển.

Mặt khác, các đại biểu cũng thừa nhận khu vực đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức phức tạp, trong đó nổi lên là nạn cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu và buôn bán người, đánh bắt cá trái phép, ô nhiễm môi trường biển và nạn rác thải nhựa...

Nhiều đại biểu tiếp tục bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là tình trạng quân sự hóa cấu trúc tranh chấp, vi phạm luật pháp quốc tế, cản trở các nước ven biển khai thác tài nguyên tại các vùng biển của mình theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đã gây xói mòn lòng tin và làm gia tăng căng thẳng.

Trước tình hình này, các đại biểu nhấn mạnh nguyên tắc tự kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình và gia tăng tranh chấp, tuân thủ luật pháp, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Nhiều đại biểu khẳng định các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều bình đẳng trước luật pháp quốc tế, do đó cần quan hệ và hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Các đại biểu cũng mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Tại phiên thảo luận đặc biệt nhân kỷ niệm 25 năm Công ước Luật Biển 1982 có hiệu lực, các đại biểu đều khẳng định tầm quan trọng của Công ước Luật Biển trong vai trò “Hiến pháp của Đại dương," nền tảng cho việc thiết lập trật tự pháp lý nhằm điều chỉnh mọi hoạt động trên biển của các quốc gia.

Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại trước những hành động vi phạm Công ước Luật biển diễn ra gần đây ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và cản trở hoạt động kinh tế hợp pháp của quốc gia ven biển, cũng như ý đồ tìm cách diễn giải lại quy định của Công ước. 

Về định hướng thời gian tới, các đại biểu nhất trí khu vực cần tiếp tục triển khai toàn diện các hoạt động thúc đẩy hợp tác và an ninh biển, cả về an ninh, kinh tế và bảo vệ môi trường biển.

Các đại biểu cũng thống nhất cần củng cố vai trò của Diễn đàn biển ASEAN và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng, nhất là trong việc chia sẻ thông tin và điều phối hoạt động hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và tránh chồng chéo, trùng lặp.

Tại các hội nghị, chủ trì Diễn đàn, đoàn Việt Nam đã định hướng thảo luận đánh giá toàn diện tình hình hợp tác, đồng thời làm rõ những nguy cơ, thách thức và đề xuất kiến nghị, giải pháp.

Chia sẻ ý kiến của nhiều đoàn đại biểu về những thách thức phức tạp trên biển mà khu vực đang phải đối mặt, trong đó có tình hình phức tạp ở Biển Đông, đoàn Việt Nam đã phối hợp cùng các nước tích cực trao đổi, thống nhất định hướng, biện pháp đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và an ninh biển nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và xử lý hữu hiệu những thách thức đặt ra, đi đôi với củng cố, sắp xếp lại các cơ chế, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác.

Các đại biểu dự Diễn đàn Biển ASEAN chụp ảnh chung. (Ảnh: Nguyễn Sơn/TTXVN)

Dự kiến, khuyến nghị của diễn đàn sẽ được đệ trình lên Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN tổ chức vào giữa tháng 1/2020 tại Việt Nam.

Diễn đàn Biển ASEAN được thành lập từ năm 2010 với mục đích tạo khuôn khổ để các cơ quan liên quan đối thoại và phối hợp về những hoạt động hợp tác biển, nhất là trong những vấn đề mang tính liên ngành.

Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) nhóm họp lần đầu tiên vào năm 2012 và được tổ chức ngay sau AMF với sự tham dự của các nước ASEAN và đối tác.

Qua các kỳ diễn đàn, nhiều chủ đề đã được trao đổi như bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải, tuân thủ luật pháp và Công ước Luật Biển 1982, xây dựng lòng tin cho tới tìm kiếm cứu nạn, kết nối, phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế - thương mại

Sáng 13/3 theo giờ địa phương, tại trụ sở Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) ở thủ đô Washington D.C, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế - thương mại
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và triển vọng đến năm 2030

Thị trường bất động sản công nghiệp (BĐSCN) Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định khoảng 6-7%/năm, dòng vốn FDI liên tục đổ vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao, cùng hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng bộ, phân khúc này đang định hình lại bản đồ đầu tư quốc gia.

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và triển vọng đến năm 2030
Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Trưa 12/3 (giờ địa phương), ngay sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong đã chủ trì cuộc gặp báo chí thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam-Singapore lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện
Chỉ kích cầu thôi chưa đủ

Du lịch Việt Nam năm 2025 có một mục tiêu rất “tham vọng” là đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa.

Chỉ kích cầu thôi chưa đủ
Lại tái diễn luận điệu xuyên tạc về tự do và nhân quyền ở Việt Nam

Những năm qua, hình ảnh đất nước Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu vượt bậc về nhiều lĩnh vực, bao gồm vấn đề bảo đảm quyền con người không những là niềm tự hào của mọi người dân trong nước, mà còn nhận được sự công nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Lại tái diễn luận điệu xuyên tạc về tự do và nhân quyền ở Việt Nam
Return to top