Thế giới

Đến cuối năm, các nước giàu có thể dư 1,2 tỷ liều vaccine COVID-19

ClockThứ Hai, 06/09/2021 07:53
TTH.VN - Bloomberg ngày 5/9 trích dẫn một phân tích mới cho thấy các nước giàu có thể sẽ dư khoảng 1,2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay. Điều này càng làm tăng thêm áp lực mà các quốc gia này đang phải đối mặt về việc chuyển nguồn cung vaccine đến các khu vực có thu nhập thấp hơn.

Mỹ đầu tư 3 tỷ USD vào chuỗi cung ứng vaccine ngừa COVID-19Singapore tiêm phòng đầy đủ 80% dân số, tỉ lệ cao nhất thế giớiBất bình đẳng về vaccine có thể gây tổn thất hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầuHơn 5 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới

Sản lượng vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu đang tăng đều đặn. Ảnh: Canadian Press/NLD

Mỹ, Anh, các nước châu Âu và một số quốc gia khác có thể đáp ứng nhu cầu trong nước (tiêm chủng cho khoảng 80% dân số trên 12 tuổi và tiếp tục các chương trình tiêm mũi tăng cường thứ 3) mà vẫn còn một lượng lớn vaccine có thể phân phối lại cho toàn cầu, công ty phân tích Airfinity của Anh cho biết.

Đến nay, chính phủ các nước này đã cung cấp một lượng nhỏ nguồn cung vaccine mà họ đã cam kết cho các nước nghèo hơn, trong bối cảnh một số nước đang thúc đẩy kế hoạch tiêm mũi tăng cường nhằm chống lại biến thể Delta.

Nhiều người lo ngại rằng tốc độ tiêm chủng chậm chạp ở nhiều nơi trên thế giới sẽ kéo dài đại dịch và làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể đáng lo ngại hơn. Một số người cũng kêu gọi minh bạch hơn về các thỏa thuận giữa chính phủ và nhà sản xuất.

Bà Fatima Hassan, người sáng lập và giám đốc của Sáng kiến ​​Công lý Y tế - một tổ chức phi lợi nhuận ở Nam Phi, cho rằng “cần phải có một tính toán toàn cầu khẩn cấp. Chúng ta cần chuyển hướng phân phối vaccine cho những người có nhu cầu và mở tất cả các hợp đồng”.

Một đánh giá độc lập về ứng phó COVID-19 hồi đầu năm nay đã kêu gọi các quốc gia có thu nhập cao cung cấp hơn 2 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo hơn tới giữa năm 2022. Trong hơn 1 tỷ liều mà các nước G7 và Liên minh châu Âu đã cam kết, chưa đến 15% đã được chuyển giao, Airfinity cho biết.

Ông Rasmus Bech Hansen, giám đốc Airfinity cho rằng vấn đề nằm ở chỗ, các nước vẫn đang phân vân lựa chọn giữa việc tiếp tục các chiến dịch tiêm mũi tăng cường cho người dân trong nước hay phân bổ lại vaccine cho nước ngoài. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy đó là một sự lưỡng lự sai lầm. Bạn có thể cùng lúc làm cả hai”, ông nói.

Theo ông Hansen, sản lượng vaccine toàn cầu đang tăng đều đặn và dường như khó xảy ra gián đoạn. Airfinity ước tính sản lượng có thể đạt hơn 12 tỷ liều vào cuối năm nay, vượt quá số lượng cần thiết là khoảng 11 tỷ liều để tiêm chủng cho toàn thế giới.

Phân tích về tiến độ cung ứng và triển khai vaccine toàn cầu của Airfinity cho thấy các nước phương Tây hiện có khoảng 500 triệu liều vaccine sẵn sàng phân phối, một số đã được viện trợ, và con số này có thể tăng lên khoảng 2,2 tỷ liều vào giữa năm 2022. 

Cũng theo Airfinity, vaccine Pfizer/BioNTech chiếm khoảng 45% số liều có thể tái phân phối, trong khi vaccine của Moderna chiếm khoảng 1/4 tổng số.

Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang dựa vào COVAX, một sáng kiến do WHO ​​khởi xướng nhằm cung cấp khả năng tiếp cận công bằng với vaccine cho mọi quốc gia, nhưng chương trình đã không đạt được mục tiêu kỳ vọng.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng các kế hoạch tiêm nhắc mũi vaccine tăng cường nên được hoãn lại cho đến khi có nhiều vaccine hơn được phân phối đến các quốc gia khan hiếm.

Các quan chức y tế hàng đầu của Liên minh châu Âu cũng đồng quan điểm chưa cần thiết phải sử dụng liều tăng cường vì các phác đồ tiêm chủng ngừa COVID-19 hiện tại vẫn còn hiệu quả.

Tuần trước, ông Bech Hansen cho biết các quốc gia có thu nhập cao đã đặt hàng gấp đôi liều lượng vaccine cần thiết cho dân số của họ. Do vậy, “giờ là lúc để thể hiện tình đoàn kết với những nước chưa thể tiêm chủng cho các nhân viên y tế tuyến đầu và những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất”, ông kêu gọi.

Ông Bech Hansen cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một nỗ lực phối hợp nhiều hơn trên toàn cầu, nhằm cho phép các quốc gia có nguồn cung vaccine dồi dào có thể viện trợ hoặc bán lại cho các nước khác.

Kể từ khi bùng phát từ cuối năm 2019, thế giới đã có hơn 221,51 triệu người nhiễm và hơn 4,58 triệu người tử vong vì COVID-19. Theo số liệu cập nhật trên trang Our World In Data, tính đến sáng nay (6/9), 5,46 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên toàn cầu, với trung bình 33,54 triệu liều được tiêm mỗi ngày. 40,3% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, nhưng chỉ mới có 1,8% người dân ở các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 mũi.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Bloomberg & Ourworldindata)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
Return to top