Thế giới

Cúm cà chua – Căn bệnh mới ở trẻ em gây nhiều lo lắng

ClockThứ Bảy, 27/08/2022 14:36
TTH.VN - Sự xuất hiện của một căn bệnh do nhiễm virus mới, hiếm gặp đối với trẻ nhỏ đã và đang khiến các cơ quan y tế Ấn Độ đưa ra lời khuyên về sức khỏe sau khi hơn 100 trường hợp mắc bệnh đã được xác nhận ở nước này.

Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉChâu Âu đối mặt mối đe dọa “đại dịch kép” COVID-19 và cúm mùa kéo dàiWHO: Còn quá sớm để xem COVID-19 giống như bệnh cúm'Người Mỹ gốc Á' được tìm kiếm tăng 5.000% trên Google năm 2021Cúm gia cầm làm tăng nguy cơ lạm phát lương thực

Cúm cà chua là căn bệnh phổ biến ở trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch suy yếu. Ảnh minh họa: The Pediatric Infectious Disease Journal/Người Lao động

Bệnh cúm cà chua – với sự xuất hiện của các vết phồng rộp gây đau đớn mà nó tạo ra trên da – cho đến nay đã phát hiện ở 82 trẻ em dưới 5 tuổi ở bang Kerala, nơi trường hợp đầu tiên được phát hiện vào ngày 6/5.

Hiện Ấn Độ đã ghi nhận thêm 26 trường hợp được báo cáo ở bang Tamil Nadu lân cận và bang Odisha ở phía Đông, nơi trẻ em từ 9 tuổi đã bị nhiễm bệnh.

Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng đã ban hành hướng dẫn kiểm tra và phòng ngừa cho tất cả các bang trong tuần này, trong đó kêu gọi các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận và nâng cao cảnh giác trong việc theo dõi và kiểm tra các triệu chứng của con cái mình.

Bệnh cúm cà chua là gì?

Cúm cà chua là một bệnh nhiễm virus dễ lây lan, lây lan khi tiếp xúc gần, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, mất nước, sưng khớp, đau nhức cơ thể và các triệu chứng tương tự như bệnh cúm thông thường, cũng như xuất hiện các mụn nước như cà chua.

Các nhà khoa học hiện vẫn đang xác định nguyên nhân căn bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định bệnh cúm cà chua “không liên quan đến SARS-CoV-2 (COVID-19)”, mặc dù có một số triệu chứng tương tự, theo một bản báo cáo được xuất bản trên Tạp chí y khoa The Lancet của Anh.

Nhiều khả năng virus là hậu quả của bệnh chikungunya hoặc sốt xuất huyết, hai bệnh do virus lây truyền do muỗi.

Ngoài ra, nó có thể là một biến thể mới của bệnh tay chân miệng do virus, một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến nhắm chủ yếu vào trẻ em từ 1 – 5 tuổi và cả người lớn bị suy giảm hệ miễn dịch.

Đối tượng nhiễm bệnh

Trẻ em có nhiều nguy cơ “tiếp xúc” với bệnh cúm cà chua bởi nhiễm virus là khả năng khá phổ biến ở nhóm tuổi này và thường lây lan qua tiếp xúc gần.

Nguy cơ nhiễm bệnh đối với trẻ em đặc biệt cao khi sử dụng tã lót, chạm vào bề mặt không sạch, cũng như đưa đồ vật trực tiếp vào miệng.

Tuy nhiên, những người lớn tuổi cũng có thể gặp rủi ro nếu dịch bệnh không được kiểm soát và hạn chế lây nhiễm.

Báo cáo trên Tạp chí Y khoa The Lancet chỉ ra rằng: “Với những điểm tương đồng với bệnh tay chân miệng, nếu sự bùng phát của bệnh cúm cà chua ở trẻ em không được kiểm soát và ngăn chặn, khả năng lây lan của bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do lây sang cả người lớn”.

Được biết, cúm cà chua là một bệnh tự giới hạn, có nghĩa là nó có xu hướng tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, các quan chức y tế đã khuyến cáo mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bao gồm cách ly các trường hợp nghi nhiễm từ 5 – 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Giải pháp tốt nhất để phòng ngừa là duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh và khử trùng thích hợp đối với các nhu yếu phẩm và môi trường xung quanh, cũng như ngăn trẻ bị nhiễm bệnh dùng chung đồ chơi, mặc chung áo quần, sử dụng chung thực phẩm hoặc các vật dụng khác với trẻ không bị nhiễm.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top